Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể tên một nét văn hoá của cư dân Việt cổ còn tồn tại hoặc ảnh hưởng đến ngày nay. Chọn và giới thiệu một nét văn hoá mà em ấn tượng nhất. Gợi ý: - Tên của nét văn hoá. - Điểm đặc sắc của nét văn hoá. - Biện pháp để giữ gìn và phát huy nét văn hoá của cư dân Việt cổ mà em ấn tượng.

Kể tên một nét văn hoá của cư dân Việt cổ còn tồn tại hoặc ảnh hưởng đến ngày nay. Chọn và giới thiệu một nét văn hoá mà em ấn tượng nhất.

Gợi ý:

- Tên của nét văn hoá.

- Điểm đặc sắc của nét văn hoá.

- Biện pháp để giữ gìn và phát huy nét văn hoá của cư dân Việt cổ mà em ấn tượng.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
12
0
0
Phạm Minh Trí
11/09 16:35:19

* Kể tên: Một số nét văn hóa của cư dân Việt cổ còn tồn tại/ ảnh hưởng đến ngày nay:

+ Phong tục làm bánh chưng, bánh giày dịp lễ, tết

+ Tục sử dụng trầu cau trong các dịp lễ, ngày trọng đại,…

+ Các lễ hội, trò chơi dân gian: đấu vật, đua thuyền, đánh đu,…

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc,…

+ Làm nhà sàn ở những vùng đất cao ven sông, ven biển hoặc sườn đồi để tránh thú dữ

+ Làm nông nghiệp trồng lúa nước; ăn gạo nếp, gạo tẻ,…

* Giới thiệu về: phong tục ăn trầu của người Việt

- Tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với câu chuyện cảm động về tình cảm anh em, vợ chồng. Từ đó tục ăn trầu đã trở thành một tập quán không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” giúp con người gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Miếng trầu nhân lên niềm vui khi khách đến chơi nhà được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ tết miếng trầu mời người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri ân, tri kỷ. Miếng trầu cũng làm cho người ta ấm hơn trong những ngày đông giá lạnh; làm nguôi, vơi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, được sẻ chia cảm thông bởi họ hàng, bạn bè, làng xóm. Miếng trầu còn là biểu tượng cho sự thành kính của thế hệ sau với thế hệ trước qua mâm cỗ thờ cúng gia tiên, tế lễ thần linh….

- Một miếng trầu gồm: cau, lá trầu không, thuốc xỉa, vôi. Khi ăn, cau được nhai dập mới cho trầu vào và sau cùng là lấy thuốc xỉa quệt thêm ít vôi sẽ cho vị cay, thơm, giúp chắc răng, sạch miệng. Người ăn trầu thường lấy tay quệt ngang miệng khi ăn, lâu dần tạo thành nét môi cắn chỉ mà chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến.

- Ngày nay, tục ăn trầu và mời trầu đã không còn phổ biến như xưa nhưng trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân, lễ tế, cưới hỏi… bởi miếng trầu đã gắn liền với đời sống của người Việt, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k