Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân có đoạn: “Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả: - Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì. Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả: - Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối ...

Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân có đoạn: “Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:

- Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.

Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.”

và “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:

- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.”

(“Vợ nhặt” – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2)

Anh (chị) hãy phân tích hình tượng người vợ nhặt qua hai lần miêu tả trên. Từ đó, nhận xét về sự thay đổi của nhân vật này.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
19
0
0
Nguyễn Thanh Thảo
11/09/2024 16:48:41

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận- Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong hai đoạn trích.- Nhận xét sự thay đổi của nhân vật. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, vấn đề nghị luận.

* Triển khai vấn đề:

a. Giới thiệu chung:

+ Lai lịch: không rõ ràng:

+ Ngoại hình: thảm hại do cái đói tạo ra

+ Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động: Vô duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn.

b. Sự thay đổi của nhân vật qua hai chi tiết:

- Chi tiết thứ nhất: Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” Tình huống này thể hiện:

+ Hình ảnh thị: “ngồi sà xuống”, “cắm đầu ăn”, “chẳng chuyện trò gì”: trơ trẽn, thô thiển, không ý tứ.

+ Giá trị hiện thực: cái đói làm con người tha hóa về nhân cách, chấp nhận miếng ăn là miếng nhục để tồn tại; cái đói làm con người bất chấp cả nhân cách, thể diện… chỉ mong có cái ăn để được sống.

+ Giá trị nhân đạo: thể hiện tấm lòng thương người, hiểu được và đồng cảm với nỗi đau khổ của con người trong nạn đói; ngợi ca sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, khát vọng sống, khát vọng vượt qua cái chết để hướng đến tương lai. Đây chính là vẻ đẹp khuất lấp ở người vợ nhặt.

- Chi tiết thứ hai: Khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”

+ Hình ảnh thị: “hai con mắt thị tối lại” (ở tình huống trước đó thì mắt thị sáng lên). Thị nhận ra sự khốn cùng, tủi nhục; “điềm nhiên và vào miệng” – chấp nhận miếng cháo cám.

+ Giá trị hiện thực : phản ánh tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói, phải ăn cả cháo cám để cầm hơi.

+ Giá trị nhân đạo: Thị là người phụ nữ tinh tế, nhân văn, thị chấp nhận ăn bát cháo cám – chấp nhận hiện thực; thị đồng cảm với bà cụ Tứ, đồng cảm, cảm thông cho sự nghèo khổ của gia đình chồng, chấp nhận ở lại với Tràng để cùng nhau vượt qua nạn đói, hướng đến tương lai.

+ Thể hiện vẻ đẹp của tình người trong nạn đói. Vẻ đẹp tình mẫu tử, sự cưu mang, đùm bọc của Tràng và bà cụ Tứ. 

 - Nghệ thuật: trần thuật hấp dẫn, tình huống truyện độc đáo; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị; giọng văn đầy thương cảm, xót xa

c. Nhận xét sự thay đổi của nhân vật Thị:

Nhân vật Thị từ một con người thô thiển, trơ trẽn, khao khát được sống, được tồn tại nên bán rẻ nhân cách sống. Khi được Tràng và bà cụ Tứ cưu mang, người vợ nhặt đã thay đổi về tâm lý, suy nghĩ tích cực, có cái nhìn và ứng xử nhân văn hướng đến cuộc sống tốt đẹp. Qua hai chi tiết, Kim Lân đã bộc lộ niềm đồng cảm sâu sắc với số phận con người trong nạn đói, nâng nưu, trân trọng những khát vọng của họ. Đó cũng chính là tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×