“Tố Như có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”
Nỗi oan khiên bỗng đâu ập xuống gia đình,giáng hoạ lên đầu mọi thành viên, đâu trừ người nào.Nhưng dường như Kiều muốn một mình hứng chịu tất cả. Tự nguyện bán mình chuộc cha, đêm trước nàng đã phải trải qua một cuộc gièn xé âm thầm giữa một bên là mối tình đầu biết bao hứa hẹn và một bên là bổn phận làm con đối với ơn sinh thành.Sau cùng,nàng quyết định hi sinh chữ tình vì chữ hiếu.Tưởng nỗi khổ tâm đến thế là cùng,là thôi.Bão đã lặng sóng đã ngừng,mọi dằn vặt day dứt xem như hoá giải rồi.Đối với một người trong cuộc còn có điều gì đau đớn nữa?kiều dã cầm lòng,tưởng ND chả còn gì để nói thêm về tấm bi kịch trong lòng nàng?nào ngờ,đó mới chỉ là màn dạo đầu của kịch.TNhư đã cảm nhận được nỗi uẩn khúc sâu hơn và đó mới là chỗ xót xa nhất của vết thương tâm. Trao duyên được mở đầu bằng hai câu thơ mà khi nói vẻ đẹp của ngôn từ Truyện Kiều,ít ai ko nhắc đến.Nó đơn giản như những lời nói thường mà chân xác như mọi câu thơ hàm xúc nhất:
Cậy em em có chịu lời.
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Không phải là nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị.Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em.Bao nhiêu tin tưởng, bao nhiêu thiêng liêng đặt vào cả từ cậy ấy!Cũng không phải chỉ nói mà là thưa,kèm với lạy.Thuở đời chị lạy sống em bao giờ!mà chỉ để trao duyên….Rõ ràng trọng lượng câu thơ rơi vào bốn chữ” cậy, chịu, lạy, thưa”. Người ta không thể thay các chữ kia bằng bất cứ chữ nào khác. Bốn chữ ấyđã mang đậm cái bi kịchcủa nàng Kiều.Bỡi nhẽ, với bốn chữ kia đã có sự “thay bậc đổi ngôi” chị em Thuý Kiều.Vẫn xưng hô bằng chị em, mà thực tình trong đó quan hệ giữa người nói người nghe xem ra đã khác:một bên là ân nhân còn một bên là chịu ơn.Chẳng phải ư?Bốn chữ ấy nhất nhất đều là lời của kẻ dưới đang lựa lời nói khó với người trên.Chị thì ở vai cậy cục, luỵ phiền;em thì thành người gia ơn, ban ơn. Thì ra,để báo đáp ân tình trong muôn một cho chàng Kim, Kiều đã phải nhún mình, hạ mình bằng những cử chỉ thiêng liêng đến như thế! Nhưng trong cái cử chỉ tội nghiệp kia,ta thấy tất cả sự cao khiết của một tấm lòng,một phẩm cách. Trong nước mắt,giưã đêm khuya Thuý Kiều đã kể lể sự tình cho cô em nghe:
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Kể ra, với người xưa,một mối tình thiêng liêng như Thuý Kiều-Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng, ít khi người ta thổ lộ với người thứ ba.Vậy mà, ngay lúc này Kiều phải đem cái chuyện khó nói kia…giãy bày cùng với em..nào chuyện gặp chàng Kim trong buổi chiều thanh minh, chuyện thề nguyền hẹn ước giữa Kiều và chàng Kim,chuyện sóng gió của gia đình…nhưng có một chi tiết mà người vô tư như Vân không bao giờ biết được:
“Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
Vốn dĩ “hiếu-tình” là hai giá trị tinh thần không thể đặt lên bàn cân, vậy mà cái xã hội phong kiến kia lại bắt con người ta lựa chọn những giá trị không thể lựa chọn, thì đó chẳng phải là cái xã hội tàn bạo sao!..Kiều phải cay đắng chon chữ”hiếu”.Mà chỉ có ba điều tồn tại”Đức tin, hi vọng và tình yêu, tình yêu vĩ đại hơn cả”;nghe một lời trong Kinh Thánh như vậy ta mới thấu rõ nỗi đau của nàng Kiều khi phải hi sinh tình yêu một cách đau đớn. Rồi nàng giãy bày thật nhanh, thật rõ ràng ngành ngọn cho Vân hiểu vì sao mình phải lựa chọn cách này.Trong lời lẽ có phần khôn ngoan đóngười ta cứ thấy lộ ra cái ve âu lo.Dường như Kiều phải cố gắng thuyết phục tận tình,tận ý để cho em vì mình mà không thể thoái thác.Nàng viện đến cả cái chết để lời nhờ cậy nặng như chì, tựa như lời uỷ thác mà không thể chối từ:
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Đau đớn biết chừng nào khi cả hai chị em đều”xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê’ vậy mà nàng Kiều lại nói”ngày xuân em hãy còn dài”. Phải chăng kể từ lúc này nàng Kiều đã ý thức được cái tương lai không mấy tươi đẹp đang chờ nàng phía trước?Cũng vì thế mà khi hi sinh chứ tình, nàng Kiều coi như không tồn tại trên cõi đời này nữa,cái chết là một kết cục u ám mà nàng luôn nghĩ đến,chứ cái chết đó không phải là một nghệ thuật thuyết phục em..Cũng phải thôi,người trong cuộc lâm vào hoàn cảnh này thì tinh thần nặng nề bao bi thảm,tâm tư bị vây khốn bởi muôn vàn ý nghĩ cùng quẫn,đen tối:còn gì mà thiết tha nữa khi tình yêu đã mất,tất cả đều trở nên vô nghĩa!Càng yêu đời lại càng không muốn sống!Người bình thường đã thế, huống hồ là một Thuý Kiều nghĩa nặng tình thâm cơ chứ! Đoạn “trao duyên” phải là một cuộc đối thoại, chuyện trò.Nhưng thực tế lại diễn ra như một màn độc thoại.Thuý Vân hầu như không lên tiếng.Nàng im lặng chịu lời vì trong cái hoàn cảnh bi thảm này ai nỡ mà chối từ.Và thế là Thuý Kiều phải làm nốt việc cuối cùngvà khó khăn nhất:trao kỉ vật tình yêu cho Vân.Hôm qua,nghĩ đến cái việc hi sinh mối tình,chắc ý nghĩ mất Kim Trọng dã đến trong lòng nàng. Và vừa rồi, trong lúc lựa lời thuyết phục em gái, cái cảm giác mất mát ấy đến gần hơn.Nhưng, có lẽ từ giây phút này đây,nỗi mất mát mới thật sự choáng ngợp tâm hồn nàng.Còn giữ kỉ vật, ít nhiều người tavẫn có cái ảo giác người yêu hãy còn là của mình bởi nhẽ kỉ vật tình yêu là cái hiển nhiên hiện ra đó, một nhân chứng rõ ràng nhất cho tình yêu đôi lứa chứ đâu trừu tượng như tình cảm.. Chỉ đến khi tự tay cầm kỉ vật trao đi cho người khác, người ta mới thật sự rơi vào hẫng hụt.Nỗi mất mát mới thực sự khiến con người ta thấy trống hoang cả cõi lòng.Bắt đầu từ giây phút này, cùng với kỉ vật này, chàng Kim vĩnh viễn thuộc về người khác, không còn là của nàng nữa.Câu thơ như một nỗi nghẹn ngào:
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung
Phải chăng, nội tâm của Kiều lúc này phức tạp hơn, nên ngôn ngữ trở nên “bất bình thường”? Ở trên dù ta thấy dù thuyết phục em bằng lí, bằng tình hay bằng cả hai thì vẫn là ngôn ngữ lí trí, giọng thở đều đều,tràm trầm.Đến đây,thì lời thơ như nấc như nghẹn,cái gút tâm trạng trên kia đã mở ra dường như được thắt lại ở chỗ này!Cái tâm trạng đó thặt lại cũng vì hai chữ”của chung”chất chứa bao xót xa.Kỉ vật tình yêu chỉ thiêng liêng khi nó là tín vật, là nhân chứng thầm kín của riêng hai người thôi.Còn bây giờ,từ bây giờ nó thành của chung, không còn là của riêng Kiều nữa mà trờ thành của chung của cả ba người.Đau xót làm sao khi phải cắt đứt tình riêng của mình thành của chung!Người ta nhận ra xót lòng, vết thương đang rỉ máu trong lòng nàng.Vì thế,mà Kiều bỗng thấy hình ảnh Kim Trọng cùng bao kỉ niệm, thề nguyền…chợt không còncủa riêng Kiều nữa! Sao mà xót vậy!Tâm lí Kiều lúc này cần một lời thoả đáng, ít ra là để tự an ủi mình.Cho nên câu thơ”Duyên này thì giữ, vật này của chung”là bao nhiêu sự giằng xé,giằng co giữa tâm và trí, níu kéo trong tâm hồn, trong con tim của Kiều.Lí trí đã quyết định trao duyên,trao kỉ vật.Song tình cảm vẫn như cố trì hoãn,níu giữ.Vì thế, mà cái động thái trao tay kia cứ dùng dằn.Kỉ vật lìa khỏi tay người như cũng vật vã không yên.Cố dằng lòng mà không thể cầm lòng.! Người đơn giản có thể nghĩ con người trung đại không phức tạp đến thế.Nhưng cho dù ở thời đại nào thì bản chất tình yêu vẫn là không thể chia sẻ!Tình yêu đôi lứa vốn có chút ích kỉ bên trong,dó là lẽ thường tình,trái tim yêu thời náo có lẽ cũng đau như vậy thôi.Trao kỉ vật cho Thuý Vânvà dặn dò em,nhưng có lẽ,đúng như cảm giác của Hoài Thanh là,qua Thuý Vân,Kiều muốn dặn dò Kim Trọng.Lời nàng lâm li, tức tưởi.Nỗi đau trong lòng cứ quặn lên mãi.Kiều nhìn khắp lượt những đồ vật thân thương, những chứng nhân lặng lẽ trong những giây phút nồng nàn hạnh phúc của mình với Kim Trọng:chiếc tvành với bức tờ mây,phím đàn với mảnh hương nguyền,lò hương ấy,tơ phím này…Và hình dung,chỉ ngày mai thôi chúng sẽ lại chứng kiến nhưng giây phút nồng nàn của Kim trọng với một người khác, cho dù người ấy là em gái mình đi chăng nữa…cũng không thể chịu nỗi.ND có lẽ đã hiểu thấu những tâm tư khuất lấpmà chân hực vô cùng ấy,cho nên đã viết những câu thật đắng lòng:
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy,so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Nhà thơ Vũ Cao đã một lần nhận xét câu thơ”Mai sau dù có bao giờ” nghe thật không đâu mà lại chính là câu thơ khó viết.Nghĩ mà xem vì sao câu thơgiản dị ấy lại khó viết đối với một bậc thầy về nghề thơ này.Thì ra, đàng sau cái giản đơn của câu chữlại ẩn chứa một uẩn khúc, một bi kịch phức tạp của tinh thần.Hai chứ”dù có”khiến cho câu thơ có gì như mâu thuẫn.Lúc nay, sau khi kỉ vật đã trao, Kiều đang hình dung về mai sau, một cái mai sau tất sẽ đến.Đã tất yếu rồi sao lại”dù có”? Phải là khẳng định sao lại là giả định? Lời trước lời sau thật bất tương hợp.Nhưng xem ra cái tương diệu, cái khó viết của lời thơ lại nằm chính ở cái bất tương hợp ấy.Bởi chính nó chứa đựngcái bất tương hợp tinh vi của lí trí và tình cảm trong Kiều tại khoảnh khắc ấy.Lí trí nhận thức được điều tất yếu,tình cảm lại không muốn chấp nhận cái tất yếu đó.Tình nàng như thầm mong rằng cái tất yếu đó đừng xảy ra. Nó trớ trêu ngang trái vô cùng!Cho nên hai chữ dù có như bỗng nhói lên trong cái âm điệu xuôi chiều của câu thơ.Nó cho thấy lòng Kiều đâu có nguôi. Tấm tình ấy đâu đã chịu tắt lửa! Kiều hình dung mình sẽ chết quá rõ quá vội!Mối tình sâu nặng với Kim Trọng,nàng vẫn cứ mang theo như khối tình mang xuống tuyến đài chưa tan.Và bắt đầu từ bây phút này,nó sẽ giống như một mối tình câm.Vì sự thiết tha ấy oan hồn của nàng còn trở về dương thế!Thậm chí nàng còn hình dung rõ mồn một mình sẽ về trong gió cây cỏ như thế nào.Hai chữ”hiu hiu” nghe mà gai người.Người ta như thấy trong đó cả sự hiển linh.Hai tiếng “hiu hiu” chấp chới giữa hai thế giới thực tại và hư vô, chập chừn giữa hai cõi thế:cõi am và cõi dương.! Kiều thà hi sinh tất cả,cho tất cả.Về dương thé,nàng chỉ xin cho mình một chén nước thôi.Một chút nhớ thương của người sống?Một chút tình cũ?Hay một chút duyên thừa?Chỉ một chén nước thôi, một chút thế thôi mà nàng đã thấy được an ủi, cảm thông nhiều lắm.Lời tâm sự sao mà thương.
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu,đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
Kiều hình dung mình chết.Và Kiều còn thấy rõ là mình “thác oan”!hai chữ”thác oan” sao mà đau xót mà cay cực,chứa biết bao là tình là hận!Những việc cần làm thì đã làm rồi.Sợi dây níu buộc đã cắt lìa rồi.Nhìn vào đời mình bấy giờ Kiều mới thấy rõ mất mát để lại trong lòng cả một nỗi tan hoang, hụt hẫn.Nàng quên đi emVân trước mặt,quay vào với nỗi đau trong lòng.Giờ đây với nàng,chỉ còn nỗi đâu kia là hiện hữu, nỗi đau đang choáng ngợp cả lòng nàng.Quên mất thực tại để chìm sâu vào trong lòng,đấy là lúc bi kịch đâng lên trầm trọng.Kiều như phân trần,thanh minh,tạ lỗi với chàng Kim.Mong muốn ở chàng một sự cảm thông, thấu hiểu:
Bây giờ trâm gãy,gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân
Nghĩ về quá khư muôn vàn ái ânmà đau.Nghĩ đến hiện tại”Bẩy giờ tram gãy,gương tan”,một thực tại quá phũ phàng,mà đau.Nghĩ đến tương lai”Mai saudù có bao giờ-Đốt lò hương ấy so tơ phím này…….Dạ đài cách mặt khuất lời”,mà càng bội phần đau đớn.Tâm tư Kiều bị vây khốn, dìm ngập giữa bao đau thương.Muôn vàn ái ân phút này đã hoá thành muôn vàn đau đớn! Ngán ngẩm cho số kiếp đen bạc của mình, nàng cất lên tiếng than thân thăm thẳm của người đàn bà.Nàng sa vào mặc cảm phụ phàng,tội lỗi.Mở đầu thì lạy em gái,bây h thì gửi người yêu trăm nghìn lạy.Nàng cứ thấy mình là kẻphụ tình và mong được tha thứ:
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Nàng gọi Kim Trọng là tình quân,nàng xót xa cho duyê phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc.Thật đau khổ biết bao:trao duyên rôi,đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều.Phải chăng, một lần nữa ND đã thể hiện đúng quy luật tâm lý của con người:cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng:sầu đong cáng lắc càng đây là như thế!Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy.Cuối đoạn thơ mặc dầu Kiều đã giãy bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi.Vẫn mang nặng nơ tình với Kim Trọng,vẫn biết mình phận bạc,Thuý Kiều vẫn phải thốt lên trong đau đớn, chết ngất trong tiếng kêu thương thấu trời:
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Đoạn “Trao duyên” trong “Truyện Kiều”là một khúc “doạn trường” trong thiên”Đoạn trường tân thanh”.Với con mắt tinh đời,Nguyễn Du đã phát hiện thấy trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhânmột tình tiết rất cảm động, và bằng nghệ thuật tuyệt vời,ông đã dựng lại đoạn “Trao Duyên”hết sức sâu sắc và độc đáo.Tác giả đã đối lập hai tính cách của hai chị em một cách tài tình:con người của đời thường và con người của phi thường.Trong sự kiện “sóng gió bất kì”này, Thuý Vân vô tư hồn nhiên, còn Thuý Kiều.ND đã thì lại cáng đau đớn hơn..Nd đã dụng công miêu tả tâm lý, sự vận đọng nội tam nhân vật,cũng có thể nói ND đã đạt đến phép biện chứng của tâm hồn.Chỉ qua đoạn trao duyên chúng ta đã cảm nhận được TK là một cô gái giàu tình cảm gaìu đức hi sinh, có ý thức về tình yêu và cuộc sống.Một nhân cách như vậy mà vừa chớm bước vào đời nhu một bông hoa mới nở đã bị sóng gió vùi dập tan tác.Nói như Mông Liên Đường Chủ nhân là khúc đoạn trường này như có máu rỏ trên đầu ngọn bút của ND, như có nước mắt của thi nhân thầm qua trang giấy.Hơn hai trăm năm rồi, những giọt nước mắt nhân tình ấy vẫn chưa ráo.