LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vịnh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang ...

Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vịnh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống với con người nơi đây; và để nhân cách hoá nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ…”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hoá xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.(Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một,NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.200,201)Anh/chị hãy cảm nhận đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về nét tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về hình tượng sông Hương.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
9
0
0
Nguyễn Thị Sen
11/09 21:45:00
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luậnMở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnPhân tích đoạn trích; nhận xét về nét tài hoa, uyên bác trong ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểmThí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm và đoạn trích. – Cảm nhận về sông Hương qua góc nhìn địa lí:+ Khung cảnh thơ mộng, êm đềm đậm chất Huế trên đường rời khỏi kinh thành của sông Hương: đảo cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói; màu xanh biếc của tre trúc, những hàng cau của vùng ngoại ô Vĩ Dạ -> đến tận lúc chia tay xứ cố đô, sông Hương vẫn cố ghi dấu trong mình những địa danh nổi tiếng, những cảnh sắc đặc trưng của Huế -> mối quan hệ gắn bó + Phép nhân hóa đã thổi vào dòng sông một linh hồn với đầy tâm tư vương vấn: ôm lấy đảo cồn Hến, lưu luyến ra đi qua vùng ngoại ô Vĩ Dạ, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.-> Thủy trình của dòng sông được tái hiện một cách chân thực mà cũng đầy thú vị. Qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đó còn là cuộc chia ly của người con gái Hương giang với người tình mong đợi nên chứa đầy lưu luyến, bịn rịn.– Cảm nhận về sông Hương qua lăng kính tình yêu: Tác giả đã liên tưởng tình cảm của sông Hương dành cho Huế với mối tình Thúy Kiều – Kim Trọng trong danh tác của Nguyễn Du. Đây là sự liên tưởng tinh tế và bao hàm nhiều ý nghĩa: sông Hương luôn dành cho Huế nhiều vấn vương, chút lẳng lơ kín đáo như nàng Kiều trong đêm trăng tình tự, hẹn thề; lời thề Kim – Kiều ấy cũng chính là khúc hát thủy chung của sông Hương dành cho xứ Huế “Còn non, còn nước…”-> Qua hình ảnh dòng sông, tác giả đã khái quát cả tình cảm thủy chung son sắt của con người xứ Huế dành cho quê hương đất nước. Vì thế, sông Hương không chỉ là dòng sông địa lí mà đã trơ thành gương mặt tâm hồn, gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người Huế. => Với nghệ thuật nhân hóa, cùng những liên tưởng đặc biệt thú vị, lời văn đầy chất thơ,… nhà văn đã thổi hồn vào dòng sông, tạo nên sự kết nối đặc biệt giữa sông Hương với con người và văn hóa mảnh đất kinh kì qua hình ảnh dòng sông khi chia tay thành phố để ra biển. * Nhận xét về nét tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về hình tượng sông Hương- Sự uyên bác được thể hiện qua những hiểu biết sâu rộng của nhà văn và cách tiếp cận, khám phá vẻ đẹp sông Hương ở nhiều góc độ:+ Tái hiện chân thực đặc điểm dòng chảy của sông Hương khi ra khỏi thành phố Huế+ Hình ảnh sông Hương còn được cảm nhận qua góc nhìn văn hóa khi tác giả liên tưởng tới tình cảm Thúy Kiều, Kim Trọng cùng những lời thề son sắt => Sông Hương như một người tình dịu dàng, duyên dáng, thủy chung.- Nét tài hoa của nhà văn còn nằm ở những hình thức nghệ thuật đặc sắc: + Sử dụng biện pháp nhân hóa và sự am hiểu tâm lí con người khiến sông Hương hiện lên như một người tình thủy chung+ Tác giả đã sáng tạo nên những trang văn đẹp, giàu hình ảnh, được tạo bởi kho từ vựng phong phú, tinh tế và uyển chuyển, mượt mà. + Các câu văn dài, nhịp nhàng, uyển chuyển, giọng văn đầy cảm xúc, sử dụng thành công các biện pháp nhân hoá, so sánh, liên tưởng mang đến cho người đọc nhiều bất ngờ, thú vị. + Kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp kể và tả làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông. => Bằng sự tài hoa, uyên bác, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tái hiện vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt của sông Hương. Đó là dòng sông mang đậm tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.Qua đó, ta thấy được tình yêu say đắm của nhà văn đối với dòng sông, với quê hương xứ sở.  d. Chính tả, ngữ phápBảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạoThể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư