Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn: Là một học sinh em cần làm gì để đấu tranh cho một thế giới hòa bình

(giúp)
8 trả lời
Hỏi chi tiết
24.153
49
104
Nguyễn Duy Mạnh
22/07/2017 13:51:19
Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người hằng ngày bị đặt trước nguy cơ tuyệt diệt.

Chiến tranh và hoà bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự còn mất của môi quốc gia. Lịch sử loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc khiến nhân loại bao phen rơi vào cảnh máu chảy đầu rơi, nồi da nấu thịt. Nguy cơ chiến tranh luôn đe doạ sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt, ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất.

Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và nhiều cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc khác, làm thiệt mạng hàng trăm triệu người, làm bánh xe lịch sử quay chậm lại hàng trăm năm. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc cách đây sáu mươi năm, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, đó cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp hạt nhân mà sự tiến bộ ghê gớm của nó đã có tầm quan trọng quyêt định đối với vận mệnh thế giới sau này. Năm 1945 cũng là năm Mĩ đã ném xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm hơn 40 vạn người chết, biên hai thành phố đông dân Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki thành đống đổ nát, gây kinh hoàng cho toàn thế giới.

Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người hằng ngày bị đặt trước nguy cơ tuyệt diệt.
Chỉ cần một vài ví dụ và làm một phép tính đơn giản như nhà văn Cô-lôm-bi-a, Gác-xi-a Mác-két, chúng ta đã có thể hình dung loài người đang ở trên bờ vực thẳm như thế nào. Theo Mác-két, tính đến ngày 8/8/1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bốtrí khắp hành tinh. Nói một cách nôm na, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người trên Trái Đất, không trừ người già, trẻ con, mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Chỉ cần bấm một cái nút, tất cả khối thuốc nổ độ nỗ tung lên, làm tiêu biến hết thảy không phải một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên Trái đất, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời và bốn hành tinh khác nữa, phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.

Sự sống được nhen nhóm và tồn tại trên Trái đất này không hề dễ dàng. Cũng theo G. Mác-két, chưa nói những gì to lớn, chỉ lấy những sự vật, sự việc nhỏ bé làm bằng chứng, chúng ta đã thấy rất rõ. Từ khi có sự sống trên Trái Đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 năm nữa hoa hồng mới nờ chỉ đểlàm đẹp cho đời. Theo nhà văn Nguyễn Tuân, một giọt mật mà con ong làm ra là kết quả của 2.700.000 chuyến bay đi tìm hoa hút mật, một nửa lít mật ong là kết quả của dặm đường lao động miệt mài 8.000.000 cây số mới có được... Huống hồnhững toà nhà chọc trời, những cánh đồng xanh mát, những cây câu vững chãi là mồ hôi công sức của hàng triệu người... Vậy mà, chỉ trong tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó có thể biến thành tro bụi.

Đã có nhiều thảm hoạ hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga (Tréc-nô-bưn), Ấn Độ... làm hàng nghìn người chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng tiếc là sau những thảm hoạ ấy, cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng mọc lên trên thế giới; các loại vũ khí hạt nhân như tàu ngầm, tên lửa, máy bay tối tân hiện đại vẫn không ngừng được bổ sung... Nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ diệt bởi vũ khí hạt nhân.

Thế giới cũng đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này, chẳng hạn các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô (trước đây) với Mĩ. Nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể loài người. Xung đột và chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, gần đây nhất là cuộc chiến của Mĩ, Anh ở I-rắc, cuộc xung đột đẫm máu kéo dài giữa I-xa-en và Pa-le-xtin, chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nhiều nơi. Các nhà máy hạt nhân ở ấn Độ, Pa-ki-xtan, I-ran, Triều Tiên, Trung Quốc... luôn là nguyên nhân của những cuộc tranh cãi, đàm phán gay gắt, không kết quả. Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân trên hành tinh.

Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song, chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể thờ ơ trước vận mệnh của chính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và hạnh phúc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
136
23
Nguyễn Thị Thu Trang
22/07/2017 13:58:53
bajn ơi viết 1 đoạn văn thôi, với lại hỏi học sinh cần làm gì cơ mà
38
53
Đặng Quỳnh Trang
22/07/2017 14:02:16
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà trình độ khoa học – kĩ thuật đang phát triển với tốc độ kinh ngạc, chúng ta hầu như có thể làm mọi việc mà chúng ta muốn từ việc di chuyển từ nơi này sang bất kì nơi nào mà ta muốn chỉ trong vài giờ cho đến việc đặt chân lên mặt trăng chỉ trong vài ngày, nhưng những thành tựu của ngày hôm nay lại có thể sẽ lạc hậu vào ngày mai.Cùng với sự phát triển ấy thì của cải trong xã hội cũng ngày một dồi dào, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Đó chính là những mặt tích cực trong sự phát triển của khoa học mà phần lớn chúng ta nhận thấy. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển đó thì hầu như rất ít người có thể nhận thức được…
Khoa học phát triển, đời sống con người nâng cao, đồng thời nguy cơ diệt vong của con người bởi các hoạt động do chính mình gây ra cũng không nhỏ. Ta có thể thấy rõ điều đó qua các cuộc chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân. Chiến tranh mang lại sự tổn thất về nhân mạng, tài sản, tinh thần đồng thời cũng khiến cho trái đất thêm ô nhiễm. Có chứng kiến, có tìm hiểu về “Chiến tranh” ta mới thấy được nó hủy diệt ghê ghớm dường nào, có khi nó lại phá đi nền văn minh, sự phát triển cùng những thành tựu mà một quốc gia khổ công xây dựng suốt một thời gian dài. Hãy nhìn lại hai cuộc chiến tranh của Pháp-Mĩ gây nên tại Việt Nam – chính đất nước của chúng ta, có thể nói sự mất mác do chiến tranh gây ra là vô cùng lớn với một dân tộc rất mực hiền lành nhưng đầy khí phách này… Nền kinh tế bị đẩy lùi về hàng trăm năm, cuộc sống lầm than không biết sống chết khi nào khiến mọi người phải nơm nớp lo sợ và cũng chính cuộc chiến ấy đã cướp đi không biết bao sinh mạng của các quốc gia tham chiến. Chỉ sau một đêm, mọi thứ có thể sẽ thay đổi hoàn toàn, từ một người có nhà thành không nhà, từ một người khỏe mạnh bỗng biến thành kẻ tật nguyền, đau thương hơn khi bao gia đình phải đối mặt với cảnh sinh li, tử biệt: cha mất con, vợ mất chồng, anh mất em,… Không đơn thuần là thế mà sau khi cuộc chiến ấy kết thúc nó cũng còn để lại những hậu quả không phải là nhỏ: hàng trăm ha rừng bị tàn phá, hóa chất,bom mìn còn lẩn quẩn khắp nơi, hàng ngàn, hàng triệu con người phải hi sinh xương máu hoặc để lại một phần thân thể mình trên chiến trường ác nghiệt,… Chiến tranh – hai từ hết sức phi nghĩa mà khi xướng lên nghe rất đỗi giản đơn, nhẹ nhàng nhưng lại chất chứa bao đau thương mấtt mát và cả khổ sầu biệt ly. 
Phải chăng chính nền văn minh của nhân loại lại là nguyên nhân gây ra chiến tranh và những hậu quả nghiêm trọng của nó? Không hẳn là vậy các bạn ạ! Nhưng tôi cũng không dám phủ nhận điều ấy. Như các bạn đã biết con người luôn được coi là động vật cấp cao vì có ngôn ngữ thể hiện cảm xúc, có sức mạnh và trí tuệ để thay đổi tự nhiên và cả xã hội của chính mình, song trong đó lại có những con người hoang tưởng, tham lam luôn muốn hủy hoại đồng loại để thống trị, thao túng quyền lực và cũng chính những con người ấy là nguyên nhân chính của các cuộc chiến tranh…Thật trớ trêu khi thế giới ngày càng hiện đại thì tham vọng của những con người này lại càng lớn mạnh hơn, có lẽ bởi sự hiện đại này là cái đà cho những ý tưởng sai lầm và điên loạn… Lại một sự thật không thể chối từ được là chúng ta đang ở thời bình nhưng hàng loạt các công cụ chiến tranh, hàng tấn vũ khí vẫn được sản xuất và hơn hết là cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém vẫn còn tiếp diễn.
Phải chăng trên thế giới này không có một lĩnh vực nào khác để mọi người, các quốc gia thi thố tài năng hay sao mà phải đua nhau tìm công cụ chiến tranh? Tại sao chúng ta không dùng công sức, tiền bạc trong việc chi tiêu cho việc chiến tranh sang làm một thứ gì khác có nghĩa hơn như để phát triển văn hóa, giáo dục, để khám phá vũ trụ hay chi tiêu bảo vệ môi trường chẳng hạn, thiết thực hơn ta có thể dùng số tiền ấy cho việc cứu đói ở các nước Á, Phi, chăm lo cho trẻ em và những hộ gia đình khó khăn,…
Đã là con người thì ai cũng một lần phải chết, nhưng sau cái chết ấy chúng ta sẽ để lại gì cho con cháu, cho nhân loại sau này? Để lại những thứ vũ khí rồi dạy các thế hệ mai sau đi xâm chiếm, bắt bớ, giết hại và làm những việc phương hại đến xã hội, đến người khác hay là để lại những công trình khoa học, những nghiên cứu, phát minh vĩ đại rồi giáo dục họ làm việc cần cù để giúp ích chính mình, giúp ích xã hội, để xây dựng phát triển xã hội loài người.Chúng ta sẽ để lại tiếng thơm muôn đời hay là những vết nhơ không thể rửa sạch của bản thân? Chúng ta hãy sống thế nào để không hổ thẹn với trời đất, sống thế nào để ta có cảm giác thật sự ta đang tồn tại,… 
Các bạn ạ! Thiên nhiên đã rất tài tình và khéo léo khi tạo ra chúng ta – những tác phẩm vô giá và cũng chính thiên nhiên cũng rất ưu ái khi dành hết những gì tốt đẹp nhất cho tác phẩm này. Thiết nghĩ bởi sự ưu ái đó mà tác phẩm này phải thật sự là một tác phẩm hoàn chỉnh và cũng chính vì lẽ đó mà chúng ta – những tác phẩm tuyệt vời của tạo hóa, không có lí do gì mà lại gây nên chiến tranh tiêu diệt hủy hoại nhau và hủy hoại thiên nhiên – chính thứ đã tạo ra chúng ta. Để làm được điều ấy thì mọi người hãy “Đến với nhau bằng tấm lòng yêu thương và trái tim vị tha chan chứa hòa bình”, hãy cùng nhau bắt tay để loại trừ chiến tranh ra khỏi thế giới này, hãy để Trái đất của chúng ta mãi là hành tinh xanh – một màu xanh của hòa bình!
27
39
Deano
22/07/2017 14:03:42
Sự sống được nhen nhóm và tồn tại trên Trái đất này không hề dễ dàng. Cũng theo G. Mác-két, chưa nói những gì to lớn, chỉ lấy những sự vật, sự việc nhỏ bé làm bằng chứng, chúng ta đã thấy rất rõ. Từ khi có sự sống trên Trái Đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 năm nữa hoa hồng mới nờ chỉ đểlàm đẹp cho đời. Theo nhà văn Nguyễn Tuân, một giọt mật mà con ong làm ra là kết quả của 2.700.000 chuyến bay đi tìm hoa hút mật, một nửa lít mật ong là kết quả của dặm đường lao động miệt mài 8.000.000 cây số mới có được... Huống hồnhững toà nhà chọc trời, những cánh đồng xanh mát, những cây câu vững chãi là mồ hôi công sức của hàng triệu người... Vậy mà, chỉ trong tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó có thể biến thành tro bụi.

Đã có nhiều thảm hoạ hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga (Tréc-nô-bưn), Ấn Độ... làm hàng nghìn người chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng tiếc là sau những thảm hoạ ấy, cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng mọc lên trên thế giới; các loại vũ khí hạt nhân như tàu ngầm, tên lửa, máy bay tối tân hiện đại vẫn không ngừng được bổ sung... Nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ diệt bởi vũ khí hạt nhân.

Thế giới cũng đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này, chẳng hạn các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô (trước đây) với Mĩ. Nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể loài người. Xung đột và chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, gần đây nhất là cuộc chiến của Mĩ, Anh ở I-rắc, cuộc xung đột đẫm máu kéo dài giữa I-xa-en và Pa-le-xtin, chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nhiều nơi. Các nhà máy hạt nhân ở ấn Độ, Pa-ki-xtan, I-ran, Triều Tiên, Trung Quốc... luôn là nguyên nhân của những cuộc tranh cãi, đàm phán gay gắt, không kết quả. Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân trên hành tinh.

Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song, chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể thờ ơ trước vận mệnh của chính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và hạnh phúc.
141
31
22/07/2017 14:19:02
Trái đất mất hàng tỉ năm để hình thành, và cũng mất hàng triệu năm để sự sống được nhen nhóm và tồn tại. Nhưng trải qua hàng ngàn năm bồi đắp, sự sống ấy lại đang vô tình mất đi do chính những người đang mỉm cười vì sự sống đó. Người ta giăng ra khẩu hiệu hòa bình, nhưng cũng chính tay người ta phá nát đi cái khẩu hiệu đó. Thế giới này đang dần bị tàn phá bởi những bàn tay ấy, đó cũng là lúc mà con người cần phải ý thức được sâu sắc vận mệnh và hành động của mình, nhất là với học sinh chúng ta - thế hệ đang sống trong thời đại hoàng kim của KHKT và công nghệ, lại càng phải ý thức được sâu sắc hơn điều đó. Chúng ta phải hiểu và phải hành động, mà hành động cần thiết nhất chính là trau dồi cho mình tri thức và vốn sống để có thể cứu vớt lại những sự sống đang ngấp nghé bờ vực tàn phá kia.  Đó không phải là vận mệnh, mà là ước mơ và hành động vì một thế giới hòa bình, hạnh phúc.
22
69
attention and ...
16/09/2017 16:47:14
là học sinh tôi sẽ tuyên truyền cho mọi ngf và nâng cao ý thức bản thân
12
59
cuong
06/03/2018 20:55:18
Chiến tranh và hoà bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự còn mất của môi quốc gia. Lịch sử loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc khiến nhân loại bao phen rơi vào cảnh máu chảy đầu rơi, nồi da nấu thịt. Nguy cơ chiến tranh luôn đe doạ sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt, ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất.
Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và nhiều cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc khác, làm thiệt mạng hàng trăm triệu người, làm bánh xe lịch sử quay chậm lại hàng trăm năm. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc cách đây sáu mươi năm, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, đó cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp hạt nhân mà sự tiến bộ ghê gớm của nó đã có tầm quan trọng quyêt định đối với vận mệnh thế giới sau này. Năm 1945 cũng là năm Mĩ đã ném xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm hơn 40 vạn người chết, biên hai thành phố đông dân Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki thành đống đổ nát, gây kinh hoàng cho toàn thế giới.
Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người hằng ngày bị đặt trước nguy cơ tuyệt diệt.
Chỉ cần một vài ví dụ và làm một phép tính đơn giản như nhà văn Cô-lôm-bi-a, Gác-xi-a Mác-két, chúng ta đã có thể hình dung loài người đang ở trên bờ vực thẳm như thế nào. Theo Mác-két, tính đến ngày 8/8/1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bốtrí khắp hành tinh. Nói một cách nôm na, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người trên Trái Đất, không trừ người già, trẻ con, mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Chỉ cần bấm một cái nút, tất cả khối thuốc nổ độ nỗ tung lên, làm tiêu biến hết thảy không phải một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên Trái đất, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời và bốn hành tinh khác nữa, phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.
Sự sống được nhen nhóm và tồn tại trên Trái đất này không hề dễ dàng. Cũng theo G. Mác-két, chưa nói những gì to lớn, chỉ lấy những sự vật, sự việc nhỏ bé làm bằng chứng, chúng ta đã thấy rất rõ. Từ khi có sự sống trên Trái Đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 năm nữa hoa hồng mới nờ chỉ đểlàm đẹp cho đời. Theo nhà văn Nguyễn Tuân, một giọt mật mà con ong làm ra là kết quả của 2.700.000 chuyến bay đi tìm hoa hút mật, một nửa lít mật ong là kết quả của dặm đường lao động miệt mài 8.000.000 cây số mới có được... Huống hồnhững toà nhà chọc trời, những cánh đồng xanh mát, những cây câu vững chãi là mồ hôi công sức của hàng triệu người... Vậy mà, chỉ trong tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó có thể biến thành tro bụi.
Đã có nhiều thảm hoạ hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga (Tréc-nô-bưn), Ấn Độ... làm hàng nghìn người chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng tiếc là sau những thảm hoạ ấy, cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng mọc lên trên thế giới; các loại vũ khí hạt nhân như tàu ngầm, tên lửa, máy bay tối tân hiện đại vẫn không ngừng được bổ sung... Nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ diệt bởi vũ khí hạt nhân.
Thế giới cũng đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này, chẳng hạn các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô (trước đây) với Mĩ. Nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể loài người. Xung đột và chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, gần đây nhất là cuộc chiến của Mĩ, Anh ở I-rắc, cuộc xung đột đẫm máu kéo dài giữa I-xa-en và Pa-le-xtin, chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nhiều nơi. Các nhà máy hạt nhân ở ấn Độ, Pa-ki-xtan, I-ran, Triều Tiên, Trung Quốc... luôn là nguyên nhân của những cuộc tranh cãi, đàm phán gay gắt, không kết quả. Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân trên hành tinh.
Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song, chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể thờ ơ trước vận mệnh của chính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và hạnh phúc.
9
3
NoName.380103
13/12/2018 20:48:36
Viết đoạn văn mà mọi người ơi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư