Đối với một vị trí P trong không trung, gọi M là giao điểm của tia OP với bề mặt Trái Đất. Khi đó vĩ độ, kinh độ của M cũng tương ứng được gọi là vĩ độ, kinh độ P, độ dài PM được gọi là cao độ (so với mặt đất) của P. Vị trí P trong không trung hoàn toàn xác định khi biết vĩ độ, kinh độ và cao độ của nó. Tại một thời điểm, một vệ tinh ở vị trí có độ cao 19 113 km so với mặt đất và có vĩ độ kinh độ tương ứng là 30°N, 60°W. Trong không gian Oxyz, tính tọa độ của vị trí vệ tinh tại thời điểm đó.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Dựa vào Mục 2 Bài 17 trang 57 SGK Toán lớp 12 tập 2, ta có:
M(cos30°cos60°; −cos30°sin60°; sin30°) = \(\left( {\frac{{\sqrt 3 }}{4};\frac{{ - 3}}{4};\frac{1}{2}} \right)\).
Vì 1 đơn vị dài trong không gian Oxyz tương ứng với 6 371 km trên thực tế.
Do đó, 19 113 km trên thực tế ứng với 19 113 : 6 371 = 3 đơn vị dài trong không gian Oxyz, tức là OP = 3 + 1 = 4. Do đó, \(\overrightarrow {OP} = 4\overrightarrow {OM} = \left( {\sqrt 3 ; - 3;2} \right)\).
Vậy P \(\left( {\sqrt 3 ; - 3;2} \right)\).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |