Kali (potassium) tác dụng với nước ở ngay nhiệt độ thường. Trong khi đó kẽm (zinc) và sắt (iron) không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường nhưng tác dụng với hơi nước ở điều kiện nhiệt độ cao.
a) Viết PTHH các phản ứng của các kim loại trên với nước. Ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
b) So sánh độ hoạt động hoá học của kali với kẽm, sắt. Từ các dữ kiện trên có thể so sánh được độ hoạt động hoá học của kẽm và sắt không?
c) Đề xuất thí nghiệm để so sánh độ hoạt động hoá học của kẽm và sắt.
d) Dựa vào dãy hoạt động hoá học, cho biết kim loại kẽm hay sắt hoạt động hoá học mạnh hơn? Viết PTHH minh hoạ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) PTHH:
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Zn + H2O →to ZnO + H2
3Fe + 4H2O →to Fe3O4 + 4H2
b) Kali hoạt động hoá học mạnh hơn sắt và kẽm.
Từ dữ kiện trong bài không so sánh được độ hoạt động hoá học của kẽm và sắt.
c) Để so sánh độ hoạt động của kẽm và sắt có thể thực hiện hai thí nghiệm:
(1) Nhúng một lá kẽm vào dung dịch muối Fe(II) (ví dụ: FeCl2, FeSO4).
(2) Nhúng một miếng sắt vào dung dịch muối Zn (ví dụ ZnCl2, ZnSO4).
- Nếu thí nghiệm (1) xảy ra phản ứng thì Zn hoạt động hoá học mạnh hơn Fe.
- Nếu thí nghiệm (2) xảy ra phản ứng thì Fe hoạt động hoá học mạnh hơn Zn.
d) Thực tế, Zn hoạt động hoá học mạnh hơn Fe.
Phản ứng minh họa: Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |