Từ năm 2002, công tác bảo tồn thiên nhiên đang được thực hiện theo ba mô hình:
(1) Mô hình "pháo đài bảo tồn": có nghĩa là loại trừ tuyệt đối các hoạt động của con người trong khu vực bảo tồn. Trong mô hình này, cần di dời người dân ra khỏi khu vực bảo tồn và thi hành các chương trình/dự án tái định cư. Ví dụ: Công viên Quốc gia Yellowstone (Hoa Kỳ), Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình). Đặc trưng của mô hình bảo tồn này là gắn liền các hoạt động quản lí liên quan chặt chẽ với vai trò của nhà nước, có sự phụ thuộc vào kiến thức của các chuyên gia, nhà khoa học.
(2) Mô hình đồng quản lí: công tác bảo tồn có sự tham gia của người dân địa phương, các nhà nghiên cứu và hoạt động bảo tồn. Trong mô hình này, cần đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn và phúc lợi cho con người. Ví dụ: Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An), Vườn Quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh),... Mô hình bảo tồn này vừa thu hút cộng đồng địa phương tham gia, gắn liền với sự phát triển của cộng đồng; vừa giảm được sự lệ thuộc vào các chuyên gia, nhà khoa học; tăng sự gắn kết giữa tri thức bản địa với các thể chế văn hóa và kinh tế, xã hội tại địa phương.
(3) Mô hình tân tự do: mô hình bảo tồn mang tính chất xã hội hóa, trong đó đề cao sự tham gia của các cá nhân và tổ chức xã hội. Trong mô hình này, hoạt động du lịch và tài trợ của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hoặc công ty, doanh nghiệp là nguồn lực chính trong các kế hoạch quản lí các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Ví dụ: Vinpearl Safari Phú Quốc (Kiên Giang), Vườn thú Đại Nam (Bình Dương). Mô hình này đảm bảo được nguồn lực tài chính và khoa học - công nghệ cho công tác bảo tồn.
a) Mô hình nào được xây dựng theo hướng tiếp cận và ứng dụng sinh thái nhân văn? Giải thích.
b) Tại sao các nhà nghiên cứu sinh thái học cho rằng việc ứng dụng sinh thái nhân văn trong bảo tồn thiên nhiên là hướng tiếp cận có tính thực tiễn và ứng dụng cao?
c) Theo em, mô hình bảo tồn nào có vai trò quan trọng trong mục tiêu hướng đến phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu? Giải thích.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Mô hình (3) được xây dựng theo hướng tiếp cận và ứng dụng sinh thái nhân văn do mô hình này mang tính chất xã hội hóa, trong đó đề cao sự tham gia của các cá nhân và tổ chức xã hội. Hình thức này vừa có vai trò trong việc bảo tồn thiên nhiên, vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua hoạt động du lịch. Các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường sẽ giúp cho mọi người trở nên yêu quý thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và có trách nhiệm với hệ sinh thái. Từ đó, sẽ có những suy nghĩ tích cực, hành vi đúng đắn với thiên nhiên.
b) Ứng dụng sinh thái nhân văn trong bảo tồn thiên nhiên đã đặt con người làm trung tâm cho các hoạt động bảo tồn; đề cao sự hợp tác và tính liên ngành giữa lĩnh vực sinh học bảo tồn với các lĩnh vực khoa học xã hội về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững văn hóa, kinh tế - xã hội; có sự ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ cho công tác bảo tồn.
c) Khi ứng dụng tiếp cận sinh thái nhân văn trong bảo tồn thiên nhiên, có thể giúp chúng ta tăng cường sự tham gia của các bên liên quan, như cộng đồng địa phương, các nhà quản lí và thực thi pháp luật các cấp, các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân. Nhờ tiếp cận hệ thống của sinh thái nhân văn, sự phong phú và đa dạng của các phương pháp quản trị, các mô hình quản lí và loại hình bảo tồn sẽ được tiến hành đồng bộ, đảm bảo tính bền vững và thống nhất của hệ sinh thái con người - thiên nhiên. Do đó, tăng cường khả năng chống chịu ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, tự nhiên, văn hóá, xã hội và môi trường → mô hình bảo tồn (3) có vai trò quan trọng trong mục tiêu hướng đến phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |