Giao tử của loài thực vật A và loài thực vật B đều có 7 nhiễm sắc thể. Khi lai loài A và loài B (phép lai xa) tạo ra cây lai F. Trong tế bào sinh dưỡng của cây lai F có 14 nhiễm sắc thể, cây bất thụ. Sau đó, tiến hành gây đột biến đa bội ở cây lai F tạo ra cây lai đa bội M. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đa bội M có 28 nhiễm sắc thể, cây hữu thụ. Giải thích hiện tượng bất thụ và hữu thụ của cây lai F và M.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Cây lai F chứa 7 nhiễm sắc thể của loài A và 7 nhiễm sắc thể của loài B nhưng các nhiễm sắc thể này không tương đồng nên không hình thành cặp trong quá trình giảm phân, do đó, không thể hình thành giao tử dẫn đến cây lai bất thụ.
- Sau khi gây đột biến đa bội, cây đa bội M chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài A và của loài B (7 × 2 + 7 × 2 = 28 nhiễm sắc thể) nên hình thành cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong quá trình giảm phân tạo giao tử bình thường dẫn đến cây hữu thụ.Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |