1. Nội dung: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
- Trong sản xuất: đảm bảo thời gian lao động cá biệt (TGLĐCB) để sản xuất ra từng hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động cần thiết (TGLĐCT) để sản xuất ra hàng hóa đó; và tổng TGLĐCB = tổng TGLĐT.
- Trong lưu thông: Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
2. Tác động của quy luật giá trịa. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa: thông qua giá cả trên thị trường, điều tiết yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao đông từ ngành này sang ngành khác, phân phối lại nguồn hàng theo hướng từ nơi lãi ít sang lãi nhiều.
b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
Người sản xuất muốn đứng vững trên thương trường, không vị phá sản thì phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề người lao động.... làm giá trị hàng hóa cá biệt thấp hơn giá trị xã hội.
c. Phân hóa giàu - nghèo giữa người sản xuất hàng hóa
Nếu một người có giá trị hàng hóa các biệt thấp hơn giá trị xã hội nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất khiến họ giàu lên. Và ngược lại là nghèo đi.
Như vậy, sự tác động của quy luật giá trị, thông qua chọn lọc tự nhiện làm cho một số người sản xuất, kinh doanh giỏi trở lên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Mặt khác những người sản xuất, kinh doanh kém sẽ dẫn đến phá sản trở thành người nghéo, dẫn đến sựn phân hóa giàu nghèo.
3. Vận dụng quy luật giá trịa. Về phía nhà nước
- Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
- Điều tiết thị trường nhằm hạn chế tiêu cực, kích thích tích cực qua việc sử dụng pháp luật và các chính sách kinh tế.
b. Về phía công dân
- Phấn đâu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu hàng hóa phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Đổi mới kinh doanh, kĩ thuật và công nghệ, hợp lí hóa sản xuất.