LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

(Bài tập 3, SGK) Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau: a) Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức. (Xuân Quỳnh) b) Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. (Vũ Quần Phương) c) Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời ...

(Bài tập 3, SGK) Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:

a)

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức.

(Xuân Quỳnh)

b)

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,

Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,

Thấy chú bé đi hài bảy dặm,

Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

(Vũ Quần Phương)

c)

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

(Xuân Diệu)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
11
0
0
Phạm Văn Phú
12/09 10:55:00

a)

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

(Xuân Quỳnh)

Biểu thức nghịch ngữ: Cả trong mơ còn thức thể hiện một hiện thực phi lí với lí trí nhưng hợp lí với quy luật của tình yêu. Tình yêu nhờ nỗi nhớ mãnh liệt đã phá vỡ mọi giới hạn không gian, thời gian, trở thành nỗi khát khao thường trực trong tâm trí con người.

b)

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,

Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,

Thấy chú bé đi hài bảy dặm,

Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền,

(Vũ Quần Phương)

Biểu thức nghịch ngữ nhắm mắt - nhìn thấy thể hiện sự kì diệu của những câu chuyện kể, cũng là sự kì diệu của văn học nghệ thuật đối với đời sống tâm hồn, tình cảm của con người.

c)

Xuân dương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

 (Xuân Diệu)

Biểu thức nghịch ngữ đương tới – đương qua; rộng – chật thể hiện cảm nhận hiện đại của Xuân Diệu về thời gian tuyến tính một đi không trở lại, cũng là bi kịch của con người không thể níu giữ và làm chủ thời gian.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư