Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Mẫu 1
Truyền thuyết Thánh Gióng đem đến cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất là hành động sau khi đánh thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Qua hành động này, nhân dân ta đã gửi gắm khát vọng bất tử hóa của người anh hùng dân tộc. Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.
Mẫu 2
Khi đọc truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt” để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Đây là một trong những chi tiết kì ảo trong Thánh Gióng. Từ “tráng sĩ” dùng để chỉ người thanh niên khỏe mạnh, cường tráng và thường làm những việc lớn. Hành động vươn vai từ một cậu bé biến thành một “tráng sĩ” của Gióng cho thấy quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải có ngoại hình và sức mạnh phi thường. Đồng thời, hình ảnh này còn khát vọng của nhân dân về một người anh hùng có sức mạnh để chống lại kẻ thù ngoại xâm. Đây quả là một chi tiết giàu ý nghĩa trong truyền thuyết Thánh Gióng.
Mẫu 3
Thánh Gióng là truyền thuyết mà em vô cùng yêu thích. Trong tác phẩm, em cảm thấy ấn tượng nhất với tiếng nói đầu tiên của Gióng. Cậu bé làng Gióng đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng sai sứ giả đi tìm người tài khắp nước. Khi cậu bé nghe tiếng giao của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Gióng đã yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Câu nói đầu tiên là của Thánh Gióng là xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân. Nhân vật này đã gửi gắm truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
Mẫu 4
Sau khi đọc xong truyền thuyết Thánh Gióng, em cảm thấy vô cùng ấn tượng về những hành động của Thánh Gióng. Đặc biệt là với hành động sau khi đánh tan quân giặc, Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Có lẽ, một con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Sự ra đi này cho thấy rằng Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Từ đó, chúng ta cũng thấy được cả tấm lòng tôn kính của nhân dân ta với người anh hùng có công đánh giặc cứu nước.
Mẫu 5
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, em ấn tượng nhất hành động của Gióng khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả. Thánh Gióng khi đó vẫn còn là cậu bé ba tuổi mà vẫn không nói không cười, ai đặt đâu thì ngồi đấy. Nhưng khi nghe thấy tiếng của sứ giả thì cậu liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây cho con”. Sau đó, Gióng còn yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Có thể thấy rằng, câu nói đầu tiên của Gióng lại là câu nói với lòng mong muốn xin đi đánh giặc cứu nước, cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân. Qua đó, chúng ta càng thêm cảm phục, kính trọng người anh hùng Thánh Gióng nhiều hơn.
Mẫu 6
Hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc là một hình ảnh oai phong, đẹp đẽ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hứng. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam để rồi hàng nghìn năm sau vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong tâm trí người đọc.
Mẫu 7
Hình ảnh Thánh Gióng ra trận là một hình ảnh tráng lệ, oai phong. Tráng sĩ vươn vai lớn bổng, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên ngựa xông pha ra trận giặc. Một người tráng sĩ cường tráng trên con ngựa phun lửa, đánh hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Khi roi sắt gẫy, người nhổ bụi tre để tiếp tục chiến đấu. Người mang một sức mạnh phi thường đánh tan hết bè lũ xâm lăng, bảo vệ bờ cõi. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng cưỡi ngựa cầm tre đánh giặc đã khắc sâu vào tâm trí người Việt và rồi con cháu đời sau vẫn mãi ghi nhớ công lao của vị anh hùng oai phong, lẫm liệt.
Mẫu 8
Hình tượng Thánh Gióng được xây dựng với nhiều ý nghĩa. Gióng được sinh ra từ một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Người tráng sĩ ấy đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân. Đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Người anh hùng Thánh Gióng đã trở thành độc nhất vô nhị trong lòng nhân dân.
Mẫu 9
Trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, tác giả dân gian đã xây dựng hình tượng Thánh Gióng với nhiều ý nghĩa. Trước hết, Thánh Gióng có một xuất thân kì lạ - được sinh ra từ một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Điều đó cho thấy rằng sức mạnh của Gióng được kết tinh từ sức mạnh của nhân dân. Cùng với đó, Thánh Gióng được xây dựng với sự lớn lên phi thường - cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo mặc mấy cũng chẳng vừa, bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Điều đó thể hiện ước muốn của nhân dân về người anh hùng - phải có sức mạnh, tầm vóc phi thường. Sự ra đi của Thánh Gióng cũng thật đặc biệt: “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Đó là mong muốn bất tử hóa người anh hùng của nhân dân ta. Đồng thời thể hiện niềm tôn kính dành cho một con người có công với đất nước. Có thể thấy, hình Mẫu 10
Khi đọc truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt” để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Đây là một trong những chi tiết kì ảo trong Thánh Gióng. Từ “tráng sĩ” dùng để chỉ người thanh niên khỏe mạnh, cường tráng và thường làm những việc lớn. Hành động vươn vai từ một cậu bé biến thành một “tráng sĩ” của Gióng cho thấy quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải có ngoại hình và sức mạnh phi thường. Đồng thời, hình ảnh này còn khát vọng của nhân dân về một người anh hùng có sức mạnh vô song để chống lại kẻ thù ngoại xâm. Đây quả là một chi tiết giàu ý nghĩa trong truyền thuyết Thánh Gióng, muốn đánh thắng giặc thì sức mạnh về thể chất cũng là một điều rất quan trọng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |