Hãy đọc các tư liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:
Tư liệu 1:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.
(Hai Bà Trưng)
Tư liệu 2. “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ta.” (Bà Triệu)
Tư liệu 3. “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận cửu chân Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, đủ biết hình thế đất Việt ta đủ dựng cơ nghiệp bá vương”.
Tư liệu 4. “ Nam Đế nhà Tiền Lý … đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự làm chủ lấy nước mình, đủ làm thanh thế mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này”. (Trích Khâm định Việt sử thông giám cương mục).
a) Mục đích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thể hiệu qua tư liệu 1?
b) Chỉ ra các động từ thể hiện ý chí, bản lĩnh và khát vọng của Bà Triệu qua đoạn tư liệu 2.
c) Điểm chung của hai đoạn tư liệu 1 và 2 là gì?
d) Đoạn “hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố … đều hưởng ứng” trong đoạn tư liệu 3 cho em biết điều gì?
e) Trong thực tế Lí Bí đã làm những gì để khẳng định việc “tự làm chủ lấy nước mình” như trong đoạn tư liệu 4?
g) Điểm chung về nội dung của cả hai đoạn tư liệu 3 và 4 là gì?Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Yêu cầu a: Mục đích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Đánh đuổi quân xâm lược, giành độc lập cho đất nước
+ Nối lại sự nghiệp của các vua Hùng
+ Trả thù cho chồng bị giết hại.
Yêu cầu b: các động từ thể hiện ý chí, bản lĩnh và khát vọng của Bà Triệu qua đoạn tư liệu 2: cưỡi, đạp, chém,lấy lại, dựng, cởi; không chịu khom lưng.
Yêu cầu c: Điểm chung: Đánh đuổi quân xâm lược, giành độc lập cho đất nước, cởi ách nô lệ, không chịu khuất phục trước kẻ thù.
Yêu cầu d: Đoạn tư liệu số 3 cho thấy:
+ Ý chí, tinh thần đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm của người Việt (“ hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 lĩnh ngoại, đều hưởng ứng”)
+ Bản lĩnh, sự kiên cường, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam.
Yêu cầu e:
- Mùa xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), thành lập triều đình.
=> Việc Lý Bí lên ngôi, việc đặt tên nước, xây dựng kinh đô có ý nghĩa to lớn: chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, có thể sánh vai và không lệ thuộc vào Trung Quốc. Đó là ý chí độc lập tự chủ của dân tộc ta.
- Hai từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.
Yêu cầu g: Tư liệu số 3, 4 đều cho thấy: ý chí bất khuất, tinh thần đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm của người Việt.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |