a) Trình bày ý nghĩa của truyện cổ tích sự tích trầu cau.
b) Sưu tầm một bài thơ, ca dao hay một tác phẩm nghệ thuật nói về tục ăn trầu.
c) Giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Yêu cầu a:
- Bằng óc tưởng tượng phong phú tài hoa ông cha ta đã thể hiện đạo lí của dân tộc mình là anh em thương yêu lẫn nhau, vợ chồng chung thủy với nhau. Miếng trầu đỏ thắm là sự kết hợp của lá trầu, miếng cau, vệt vôi hòa quện. Phải chăng cho thấy tình anh em thắm thiết, nghĩa vợ chồng keo sơn là hai nguồn tình cảm chẳng hề cản trở nhau mà trái lại, còn hòa hợp, bổ sung nhau làm nên mái ấm tình nồng trăm năm thấm đượm.
- Ngoài ra, “Sự tích trầu cau” còn giải thích tục ăn trầu một phong tục lâu đời của dân tộc ta.
Yêu cầu b: Sưu tầm:
- “Trầu em trầu gói trong khăn,
Trầu gói trong áo, anh ăn sao đành”
- “Gió đưa tờ giấy lên mây,
Gió đưa cô ấy lại đây ăn trầu.
Yêu nhau thì ném bã trầu,
Chớ ném gạch đá vỡ đầu nhau ra.”
- “Trầu quế chọn ngọn cho chuông
Ăn cau chọn trái trửa buồng non xanh”.
- Rượu đổ xuống cầu, rượu hòa theo nước
Trầu đổ xuống cầu, trôi ngược trôi xuôi
Xưa nay nhớ bạn ngùi ngùi
Bữa nay gặp bạn dạ vui khôn cùng”.
- “Anh về têm một trăm miếng trầu cho tinh tuyết,
Bỏ vào hộp thiếc, khay cẩn xà cừ
Để em vòng tay vô thưa với thầy, với mẹ: Gả chừ cho anh”.
Yêu cầu c:
- Trong văn hóa giao tiếp truyền thống của người Việt, miếng trầu như một thông điệp về lòng hiếu khách, diễn tả tình cảm con người dành cho nhau.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |