LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật. (10 mẫu)

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ và theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật. (10 mẫu)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
11
0
0
Tôi yêu Việt Nam
12/09 15:00:56

Mẫu 1

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

 Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.

+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

+ Biện pháp tu từ: So sánh.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”

+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Mẫu 2

I. Mở bài bình giảng bài thơ “Thương vợ”:

Đôi nét về tác giả Trần Tế Xương: một tác giả mang tư tưởng li tâm Nho giáo, tuy cuộc đời nhiều ngắn ngủi

Thương vợ là một trong số những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú

II. Thân bài bình giảng bài thơ “Thương vợ”:

a. Bình giảng bài thơ “Thương vợ” hai câu đề:

Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”

Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác

Địa điểm “mom sông”:phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định

Lí do:+”nuôi”: chăm sóc hoàn toàn+”đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu cũng không dư.

Bản thân việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng, hoàn cảnh éo le trái ngang

Cách dùng số đếm độc đáo “một chồng” bằng cả “năm con”, ông Tú nhận mình cũng là đứa con đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 thể hiện nỗi cực nhọc của vợ. Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.

b. Bình giảng bài thơ “Thương vợ” hai câu thực:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò):

“Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng

Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn, gợi tả nỗi đau thân phận và mang tình khái quát

“khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu

Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ

“Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc

Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cranh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu

Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

Thực cảnh mưu sinh của bà Tú : Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

c. Bình giảng bài thơ “Thương vợ” hai câu luận:

“Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, Tú Xương cũng tự ý thức được mình là “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu

“nắng mưa”: chỉ vất vả

“năm”, “mười”: số từ phiếm chỉ số nhiều

“dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

Câu thơ vận dụng sáng tạo thành ngữ, sử dụng từ phiếm chỉ vừa nói lên sự vất vả gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú

d. Bình giảng bài thơ “Thương vợ” hai câu kết:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả

Tự ý thức:

“Có chồng hờ hững”: Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời

Nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi con và chồng.

Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc.

III. Kết bài bình giảng bài thơ “Thương vợ”:

Khẳng định lại những nét đặc sắc tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công nội dung của tác phẩm

Liên hệ, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân về người phụ nữ trong xẫ hội hôm nay

Mẫu 3

1. Mở bài: Giới thiệu bài thơ Thương vợ

Ví dụ: Cuộc sống vợ chồng là một cuộc sống đầy khó khăn nhưng cũng rất hạnh phúc nếu vợ chồng biết chia sẻ những công việc và khó khăn với nhau. Một trong những tác phẩm tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với những khó khăn của vợ là tác phẩm thương vợ của Tú Xương. Tú Xương là một người tài giỏi nhưng thì hoài không đổ đạt, cuộc sống của ông và các con để do vợ ông tần tảo tạo nên. Để thể hiện sự khâm phục và biết ơn của mình ông đã sáng tác nên bài Thương vợ.

2. Thân bài

a. Việc mưu sinh vất cả của bà Tú

Việc mưu sinh vất vả của bà Tú được diễn ta trong bốn câu đầu.

Thời gian (quanh năm), công việc (buôn bán), không gian (ở mom sông): quanh năm bà Tú miệt mài buôn bán vất vả ở mom sông, lo liệu việc mưu sinh cho cả nhà và nuôi lũ con (năm con), lại nuôi luôn cá chồng (với một chồng). Lối nói úp mở vừa hóm hỉnh trong hai câu 1, 2 vừa nhấn mạnh lòng biết ơn pha lẫn sự ăn năn và tỏ ý thương quý bà Tú.

Câu 3 mượn hình ảnh con cò trong ca dao, có sử dụng biện pháp đảo ngữ (lặn lội thân cò để diễn tả việc buôn bán vất vả của bà Tú, lặn lội cả những nơi vắng vẻ, nguy hiểm (nơi quãng vắng). Câu 4 tả cảnh bà Tú phải chen chúc trên mặt nước vào những buổi đò đông, eo sèo mua bán thật tất bật, nhọc nhằn.

b. Vẻ đẹp của bà Tú

Bà Tú là ngươi đảm dang, tháo vát, chu đáo với chồng con: Nuôi đủ năm con với một chồng.

Trong hai câu 5 và 6, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự quên mình của vợ: Một duyên hai nợ âu đành phận, / Năm nắng mười mưa dám quản công

Duyên một mà nợ hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng con.

Nắng mưa chỉ sự vất vả, năm, mười là số lượng phiếm chỉ để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo (“năm nắng mười mưa”), vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

c. Thói đời ăn ở bạc

Trong hai câu 7, 8, giọng thơ như nguyền rủa thói ăn ở bạc bẽo của chính nhà thơ. Nhìn bề ngoài, quả thật ông chẳng những không chia sẻ với nỗi cực nhọc trong việc mưu sinh của gia đình, lại trở thành gánh nặng cho bà Tú, nên có cũng như không. Có vẻ như ông hờ hững, bạc bẽo đối với sự thật đáng chê trách.

Lởi chửi trong hai câu kết là lời Tú Xương rủa mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời” bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân xâu xa khiến bà Tú phải khổ. Từ hoàn cảnh riêng, tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung.

3. Kết bài

Xã hội xưa “trọng nam khinh nữ”, coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc. Một nhà nho như Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khiếm khuyết. Một con người như thế là một nhân cách đẹp.

Liên hệ với thực trạng đời sống hiện nay. Người phụ nữ hiện nay, sự trân trọng của người đàn ông dành cho phụ nữ được cải thiện

Mẫu 4

1.Mở bài:

Giới thiệu nhà thơ Tú Xương

Giới thiệu bài thơ Thương vợ

2.Thân bài: Phân tích bài thơ Thương vợ

a. Hai câu đề:

“Quanh năm buôn bán ở mom sôngNuôi đủ năm con với một chồng”

Miêu tả công việc của Tú Bà, quanh năm, buôn bán, mon sông: một công việc mệt nhọc, siêng năng và rất nguy hiểm

Công việc làm tiên tục không nghỉ ngơi tại một nơi rất nguy hiểm

Đã thế còn nuôi 5 con với chồng: sự tháo vác và khổ nhọc của Tú bà

b. Hai cậu thực:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắngEo sèo mặt nước buổi đò đông”

Dùng hình ảnh thân cò để nói lên hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé

Hai câu thơ còn thể hiện sự nguy hiểm của công việc mà Tú bà làm

Nỗi gian truân, khổ cực của Tú bà

Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vợ

c. Hai câu luận:

“Một duyên hai nợ âu cũng đành phậnNăm nắng mười mưa dám quản công”

Tác giả thể hiện tình cảm với vợ, sự khổ cực bao nhiêu thì tác giả phải cố gắng gấp nhiều lần hơn nữa

Sự hi sinh, nhẫn nhịn thầm lặng của tú bà

Tác giả thể hiện chung dung người phụ nữ Việt Nam

d. Hai câu kết:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạcCó chồng hờ hững cũng như không”

Tác giả tự nhận xét mình

Thể hiện sự bất công của xã hội đã khiến ông không thể gánh vác cùng vợ

3.Kết bài: Nêu cảm nhận của em về bài Thương vợ

Ví dụ: Tú bà là hiện thân của hình tượng người phụ nữ Việt Nam, một con người chịu thương chịu khó và yêu chồng con hết mực. qua đó còn thể hiện những khó khăn và tủi nhục của những người phụ nữ xưa.

Mẫu 5

1.Mở bài: Giới thiệu về bài thơ Thương vợ của Tú Xương

2.Thân bài

a. Hai cầu đề

“Quanh năm” gợi ra khoảng thời gian dài đằng đẵng, quanh năm suốt tháng không có lấy một ngày ngơi nghỉ.

“Mom sông” phần đất bồi ven sông chông chênh, đầy hiểm nguy thường trực

“Nuôi đủ năm con với một chồng”: cách nói tếu táo nhưng lại ẩn chứa sự xót xa và nỗi vất vả của bà Tú khi phải gánh trên vai trách nhiệm với chồng, với con.

b. Hai câu thực

Đảo vị ngữ “lặn lội”, “eo sèo” lên đầu câu để diễn tả nỗi cực nhọc, sự đơn độc của bà Tú trong công việc mưu sinh.

“Lặn lội thân cò” gợi ra sự vất vả, lam lũ, đáng thương của bà Tú

“Quãng vắng”: không gian vắng vẻ, luôn thường trực những hiểm nguy

“Eo sèo”: gợi ra khung cảnh xô bồ, chen lấn, xô đẩy của người mua, kẻ bán.

Cực tả nỗi vất vả, cực nhọc của bà Tú, qua đó còn thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm của ông Tú dành cho vợ.

c. Hai câu luận

“Một duyên hai nợ” gợi ra nỗi vất vả, sự éo le trong số phận của bà Tú.

” Âu đành phận”: Chấp nhận số phận mà không một lời oán thán

“Năm nắng mười mưa”: Những vất vả, dãi dầu của cuộc sống mưu sinh

“Dám quản công”: Thái độ sẵn sàng gánh vác, bươn chải với cuộc đời vì chồng, vì con của bà Tú.

Nổi bật vẻ đẹp đáng trân trọng của bà Tú: Chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh.

d. Hai câu kết

“Thói đời” ở đây có thể hiểu là xã hội phong kiến nhiều bất công đã đẩy con người vào cảnh bần cùng.

“Hờ hững”: hời hợt, không thể trông cậy, dựa dẫm

Tú Xương chửi thói đời bạc bẽo, chửi sự vô tích sự của bản thân đã tạo ra nỗi cơ cực cho cuộc đời bà Tú.

Câu thơ thể hiện rõ nét sự xót xa, bất lực của Tế Xương.

Thể hiện nhân cách cao đẹp của Tú Xương.

3.Kết bài: Cảm nhận chung về giá trị bài thơ

Mẫu 6

I. Mở bài

Trình bày những nét khái quát về tác giả Trần Tế Xương: một ánh sao lạ vụt sáng trên bầu trời văn chương nước Việt với những bài thơ mang tư tưởng li tâm Nho giáo

Thương vợ là một bài thơ tiêu biểu của Trần Tế Xương

II. Thân bài

1.Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú

a. Nỗi vất vả gian truân của bà Tú

Nỗi vất vả gian truân của bà Tú được gợi lên qua không gian, thời gian của cuộc mưu sinh buôn bán ngược xuôi:

thời gian: là quanh năm, là khi quãng vắng – quanh năm là không ngừng không nghỉ – ba từ khi quãng vắng đã gói trọn khôn gian heo hút, rợn ngợp chứa đầy lo âu, nguy hiểm

không gian: là mom sông, bãi chợ buổi đò đông – mom sông là dẻo đất nhô ra ba bề là nước, chênh vênh, cheo leo vô cùng nguy hiểm • buổi đò đông gợi cảnh chợ bon chen đông đúc cũng nguy hiểm trùng trùng khác nào khi quãng vắng

Nguy hiểm là thế vất vả là vậy bà Tú vẫn lăn xả nơi đó nuôi đủ năm con với một chồng

Nỗi vất vả gian truân của bà Tú còn được gợi lên qua hình ảnh Lặn lội thân cò khi quãng vắng:

nghệ thuật đảo ngữ cùng các từ láy đã khắc họa rõ ràng chân thực dáng vẻ và công việc nhọc nhằn của bà Tú

sáng tạo hình ảnh thân cò từ ca dao khiến tình thương vợ của nhà thơ thấm thía hơn

b. Hình ảnh bà Tú với những đức tính cao đẹp

Bà Tú là một người đảm đang tháo vát chu đáo với chồng con

Bà Tú là người giàu đức hi sinh: Một duyên hai nợ âu đành phận / Năm nắng mười mưa dám quản công

Hình ảnh bà Tú mang vẻ đẹp điển hình của người phụ nữ Việt truyền thống

2.Thái độ tình cảm của ông Tú

Đằng sau những lời tự trào là cả một tấm lòng yêu thương quý trọng, tri ân vợ:

thấu hiểu những vất vả, nhọc nhằn của vợ, thương vợ

không chỉ thương mà còn biết ơn vợ

Là con người có nhân cách

ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời của bà Tú, ông cất tiếng chửi thói đời bạc bẽo nhưng vận nhận lấy trách nhiệm hững hờ của mình

ở thời đại mà tư tưởng phong kiến vẫn đeo bám nặng nề một người đàn ông tự nhận là kẻ ăn bám vợ con quả là một nhân cách cao đẹp, một tư tưởng tiến bộ

câu thơ kết bài là tiếng chửi thói đời bạc bẽo đanh thép của Tú Xương, ông đang lên tiếng thay cho những số phận hoàn cảnh như mình và vợ mình

3.Nghệ thuật

Sử dụng sáng tạo các thành ngữ: một nắng hai sương, năm nắng mười mưa

Vận dụng sáng tạo hình ảnh thân cò trong ca dao

Từ ngữ trong sáng giản dị, mộc mạc mà giàu sức gợi hình biểu cảm

III. Kết bài

Khẳng định lại những nét nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm

Trình bày suy nghĩ bản thân

Mẫu 7

I.Mở bài: Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương và bài thơ Thương vợ.

II.Thân bài:

Hai câu đề

Quanh năm buôn bán ở mom sôngNuôi đủ năm con với một chồng.

Câu thơ đầu nói lên hoàn cảnh buôn bán làm ăn của bà Tú – một hoàn cảnh vất vả, lam lũ đươc gợi lên qua cách nêu thời điểm, cách nói thời gian.

Quanh năm: Suốt cả năm chứ không trừ ngày nào cả, dù mưa hay nắng, vẫn cứ tiếp tục ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm như vậy.

mom sông: Phần đất bờ sông nhô ra phía lòng sông gợi sự gian nan, chênh vênh, nguy hiểm của công việc cũng như thân phận người phụ nữ.

nuôi đủ: Thể hiện sự chịu thương chịu khó của bà Tú. Bời bà phải vất vả cực nhọc, làm lụng gánh vác, tất bạc ngược xuôi chỉ để nuôi đủ năm con với một chồng.

Cụm từ năm con với một chồng không chỉ nói đến sự vất vả, tần tảo của bà Tú mà còn thể hiện phần nào nỗi niềm riêng, sự tự ý thức của nhà thơ.

Hai câu thơ gợi nên sự vất vả, gian truân của bà Tú, trong sự xót xa, ngậm ngùi của chính tác giả.

Hai câu thực

Lặn lội thân cò khi quãng vắngEo sèo mặt nước buổi đò đông.

Tác giả mượn hình ảnh con còtrong ca dao để nói về bà Tú. Nhưng con cò trong bài thơ không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian.

Cụm từ khi quãng vắng đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp chứa đầy lo âu, nguy hiểm.

Đảo ngữ đưa cụm từ lặn lội lên đầu câu nhấn mạnh nỗi vất vả gian truân của bà Tú đồng thời gợi nỗi đau thân phận.

Sự vất vả mưu sinh của bà Tu được tái hiện trong câu thơ Eo sèo mặt nước buổi đò đông– câu thơ gọi tả cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ.

Hai câu thơ gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tần tảo, vất vả, gian nan, buôn bán ngược xuôi của bà Tú đồng thời cũng nói lên tấm lòng xót thương da diết của ông Tú.

Hai câu luận

Một duyên hai nợ âu đành phậnNăm nắng mười mưa dám quản công.

Tú Xương một lần nữa cảm phục sự quên mình của vợ bởi duyên một mà nợ hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng vì con.

Thành ngữ năm nắng mười mưa được vận dụng sáng tạo thể hiện sự vất vả, kham khổ của bà Tú

Đức hi sinh của bà Tú được khắc đậm qua hai cụm từ âu đành phận, dám quản công. Dù cho phận mỏng duyên ôi, bà Tú vẫn chấp nhận, cam chịu, không lời oán thán.

Hai câu thơ cho ta thấy đức tính cao đẹp của bà Tú cả nỗi lòng và sự tinh tế của một người vợ.

Hai câu kết

Cha mẹ thói đời ăn ở bạcCó chồng hờ hững cũng như không

Lời chửi trong hai câu thơ kết mang ý nghĩa xã hội sấu sắc: thói đời bạc bẽo là nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ.

Thói đời”, Tú Xương đã nguyền rủa cái nếp xấu chung của người đời, của xã hội. Xã hội xưa trọng nam khinh nữ, coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc, nhưng Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân với cuộc đời, dám tự nhận khiếm khuyết và tự phê phán mình một cách nghiêm ngặt.

Đó cũng chính là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp, một tấm chân tình chân thật mà ông dành cho vợ.

Sự hờ hững của ông đối với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời.

Tú Xương tự rủa mát mình và cũng là tự phán xét, tự lên án bản thân mình.

Hai câu thơ đã khái quát nỗi lòng thương vợ của ông Tú.

III.Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Mẫu 8

Mở bài

Thơ ca Việt Nam khi xưa, trong thời Trung đại được các nhà nho dùng để dạy đời, tỏ chí mà ít viết về đời sống hàng ngày. Đặc biệt là ít viết về người vợ của mình.

Bài thơ Thương vợ của Tú Xương là bài thơ nổi tiếng nhất viết về người vợ của ông.

Thân bài

a. Việc mưu sinh vất vả của bà Tú: 4 câu đầu

-Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán gạo:

“ Quanh năm” : thời gian bán buôn suốt cả năm, không trừ ngày nào, triền miên

“ Mom sông”: địa điểm buôn bán của bà Tú, là nơi cheo leo, nguy hiểm, gợi sự không chắc chắn để buôn bán.

“ Nuôi đủ năm con với một chồng” : việc buôn bán chỉ đủ ăn, không dư giả gì.

2 câu đề thể hiện sự vất vả của bà Tú, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của cha con ông Tú với công lao của bà Tú.

-Sự vất vả của bà Tú:

“ Lặn lội thân cò” : sự vất vả, cô đơn khi kiếm ăn một mình.

“ Quãng vắng” : Không gian vắng vẻ, ít người và nguy hiểm.

“ eo sèo” : sự chen lấn, xô đẩy vì miếng cơm manh áo.

“ buổi đò đông”: cảnh chen chúc, bấp bênh, chơi vơi và nguy hiểm.

Hiện lên hình ảnh bà Tú: người phụ nữ vất vả, chịu đựng, sự hi sinh lớn lao.

b. Đức tính cao đẹp của bà Tú:

Duyên và nợ là 2 từ có nghĩa trái ngược nhau để chỉ hạnh phúc gia đình.

Cuộc đời bà Tú duyên một mà nợ có đến hai. Nhưng bà không hề trách móc hay oán thán số phận.

Hai câu luận cho thấy bà Tú là người phụ nữ vô cùng thủy chung, cho nên dù duyên hay nợ bà cũng đành lòng.

Trần Tế Xương sử dụng số từ tăng tiến, kết hợp với phép đối, thành ngữ, từ ngữ dân gian để bộc lộ kiếp nặng nề nhưng rất mực hi sinh của vợ mình.

c. Hình ảnh ông Tú và thói đời ăn ở bạc: 2 câu kết

Dường như trong 2 câu kết là lời Tú Xương tự chửi mình về tội làm chồng mà hờ hững để vợ phải vất vả, hi sinh.

Đồng thời cũng là tiếng chửi cả xã hội bất công, chửi thói đời đểu cáng, bac bẽo để cho bà Tú vất vả mà vẫn nghèo đói.

Đằng sau tiếng chửi là người chồng không hề hờ hững mà yêu thương vợ rất mực, tài hoa và giàu lòng tự trọng.

Kết bài

Bài thơ là tiếng lòng chân thành của Tú Xương dành đến cho người vợ của mình, người đã vất vả kiếm sống nuôi gia đình.

Nhân cách đẹp của Tú Xương khi đã dám lên tiếng chia sẻ sự vất vả với vợ, sự xấu hổ khi không thể đỡ đần cho vợ mình, dám nhận mình là “ quan ăn lương vợ” cùng với tài năng nghệ thuật rất đáng trân trọng.

Mẫu 9

1.Mở bài

Sơ lược về cuộc đời của Tú Xương.

Giới thiệu bài thơ Thương vợ.

2.Thân bài

a. Hình ảnh bà Tú thông qua 6 câu thơ đầu:

-Hai câu đề:

Gợi ra không gian và thời gian làm việc mưu sinh của bà Tú, “quanh năm” thể hiện thời gian làm việc liên tục không ngừng nghỉ, quanh năm ngày tháng, “mom sông” là chốn làm việc vừa phức tạp vừa ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm.

“Nuôi đủ năm con với một chồng”: Gợi ra nguyên do bà phải lao động vất vả, đó là bởi hai gánh nặng trên vai, 5 đứa con và 1 ông chồng “dài lưng tốn vải”.

Từ “nuôi đủ” cũng bộc lộ thành quả lao động, sự khéo léo, đảm đang tháo vát của bà Tú, đảm bảo cho chồng con cuộc sống no đủ.

-Hai câu thực:

Lần nữa gợi ra bối cảnh lao động vất vả của bà Tú “nơi quãng vắng” ,”buổi đò đông”.

Những từ “eo sèo”, “lặn lội” đặt đầu mỗi câu thơ nhằm nhấn mạnh sự vất vả, cặm cụi, tả thực công việc mưu sinh đầy buôn ba của bà.

Hình ảnh “thân cò” gợi ra sự khổ cực, cô đơn và tội nghiệp của người lao động, của người phụ nữ trong công cuộc mưu sinh.

-Hai câu luận:

Thể hiện sự thiệt thòi của bà Tú trong cuộc hôn nhân, cay đắng, nhọc nhằn thì nhiều nhưng hạnh phúc thì chẳng thấy đâu.

Thế nhưng bà vẫn tình nguyện chịu đựng, nhẫn nhịn mà không một lời than vãn.

Đức hi sinh và lòng vị tha cao cả, xuất phát từ tấm lòng yêu chồng và thương con tha thiết.

b. Hình ảnh ông Tú:

-Hiện lên thông qua cách ông tái hiện hình ảnh của vợ:

Trước hết ông là một người biết yêu thương, quý trọng và biết tri ân vợ.

Tình cảm yêu thương của ông Tú được thể hiện gián tiếp qua việc khắc họa hình ảnh bà Tú, đồng thời thể hiện trực tiếp thông qua lời khen, lời ghi nhận công lao của ông Tú đối vợ “Nuôi đủ năm con với một chồng” theo lối nói hài hước, tếu táo và có chút tự trào.

Tú Xương cũng hiện lên là một người có nhân cách thông qua những lời tự trách “một duyên hai nợ”, ông tự nhận mình là cái “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu, phải trả ở kiếp này.

-Thể hiện qua sự tự trách ở hai câu thơ cuối bài “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!”:

Đó là tiếng chửi ném vào chính mình bởi thấy áy náy và day dứt vì không hoàn thành trách nhiệm của một người đàn ông trong gia đình, sau đó là ném vào xã hội, cái xã hội để cho sự bất công được hiện diện một cách hiển nhiên.

Xuất phát từ ý thức trách của người chồng, người cha trong gia đình, đồng thời cũng là ý thức về sự bất lực của bản thân. Sự tự trách cũng là xuất phát từ lòng yêu thương, sự cảm thông sâu sắc của ông Tú dành cho người vợ kết tóc.

3.Kết bài: Nêu tổng kết nội dung bài thơ.

Mẫu 10

Mở bài

Giới thiệu bài thơ Thương Vợ

Giới thiệu về hình ảnh bà Tú từ đó suy ra hình ảnh phụ nữ Việt Nam qua bài thơ

Thân bài

a. Người phụ nữ vất vả, lam lũ, chịu thương chịu khó.

Hoàn cảnh của bà Tú:

Thời gian “quanh năm”: làm việc chăm chỉ.

Công việc: buôn bán đầy rẫy thị phi.

Địa điểm “mom sông”: phần đất nhô ra phía lòng sông và có phần hơi nguy hiểm nếu không cẩn thận.

Một mình làm việc nuôi chồng, nuôi con: Nuôi đủ sáu miệng ăn. Từ “nuôi đủ” gợi bao nhọc nhằn.

b. Công việc buôn bán lăn xả, mệt nhọc:

“Lặn lội”: gợi vất vả đủ bề.

“thân cò”: nỗi đau thân phận và tình cảnh éo le khi một mình nuôi chồng, nuôi con.

“khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút vói rất nhiều nguy hiểm.

Eo sèo: chen lấn, xô đẩy, giành giật nhau trên mảnh đất mom sông vốn nguy hiểm đấy.

Buổi đò đông: đối mặt với đủ mệt nhọc mà không được từ bỏ vì nuôi chồng, nuôi con.

c Chăm sóc chu đáo cho chồng con, chịu phần khó nhọc về mình.

“nuôi”: chăm sóc hoàn toàn cho gia đình

Một mình gánh vác trách nhiệm cùng bao nhọc nhằn.

d. Ý thức được số phận và tuyệt nhiên không ngần ngại hi sinh.

“Một duyên hai nợ”: hiểu được tình cảnh số phận và không than vãn nửa lời.

“dám quản công”: hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con.

Từ những ý chính trên cho thấy hình ảnh người phụ nữ Việt Nam ẩn hiện trong hình ảnh của bà Tú.

Người phụ nữ Việt Nam với hình ảnh tần tảo sớm hôm, họ luôn nhận về mình những công việc nặng nhọc, chăm sóc cho cả gia đình. Họ là những người phụ nữ vất vả lam lũ, chịu thương chịu khó và không một lời ca thán. Họ không ngần ngại hi sinh cho gia đình.

Hình ảnh bà Tú trong bài thơ đã trở thành một hình ảnh đẹp tiêu biểu, điển hình cho những người phụ nữ, những người vợ Việt Nam ngàn đời.

Kết bài: Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú – vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư