Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết một đoạn văn để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích. (10 mẫu)

Em hãy viết một đoạn văn để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích. (10 mẫu)

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
16
0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
12/09/2024 16:01:18

Dàn ý: Viết một đoạn văn để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích

- Mở đoạn: Giới thiệu chung về văn bản em lựa chọn để tóm tắt.

- Thân đoạn: Tóm tắt thông tin chính (thời gian, không gian, tên nhân vật)

+ Sự kiện 1, chi tiết 1

+ Sự kiện 2, chi tiết 2

+ Sự kiện 3, chi tiết 3

- Kết đoạn: Kết thúc, câu chuyện khép lại.

Viết một đoạn văn để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích (Mẫu 1)

Cô bé quàng khăn đỏ có nguồn gốc từ Ý và nó được kể bởi anh em nhà Grimm vào thế kỉ XIX. Truyện kể về ngày xưa có cô bé luôn ham chơi. Trong một lần, bà cô bé bị ốm và mẹ bảo cô bé mang bánh sang biếu bà. Trước khi đi mẹ cô dặn là nhớ phải đi đường thẳng và không được đi đường vòng vì sẽ gặp nguy hiểm. Nhưng vì quá mải chơi nên cô bé đã quên lời mẹ dặn và đi đường vòng. Cô bé gặp sói. Sói lừa cô bé đi hái hoa, còn nó đến nhà và ăn thịt bà cô bé quàng khăn đỏ. Sau khi ăn thịt bà cô bé, sói mặc đồ của bà cô bé và nằm trên giường chờ cô bé đến để ăn thịt. Khi cô bé đến, sói ăn thịt cả cô bé. Sau đó nó nằm ngủ trên giường. Có một bác thợ săn tốt bụng đi qua thấy sói liền giết nó và cứu hai bà cháu cô bé. Hai bà cháu đoàn tụ với nhau và cô bé quàng khăn đỏ hứa từ nay sẽ không mải chơi quên lời mẹ dặn nữa.

Viết một đoạn văn để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích (Mẫu 2)

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm vốn hiền lành, xinh đẹp lại chăm chỉ. Vốn mồ côi cha mẹ từ sớm, Tấm phải sống cùng dì ghẻ và Cám. Mọi công việc trong nhà đều đến tay nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi, tìm cách hãm hại. 

Mỗi lần gặp khó khăn, Bụt đều hiện lên giúp đỡ. Bụt giúp Tấm có được cá bống để khi trở về không bị dì ghẻ mắng. Bụt gọi lũ chim sẽ đến nhặt thóc và cho Tấm quần áo đẹp đi dự hội. Sau này, Tấm thử vừa chiếc hài và trở thành hoàng hậu. Nhưng mẹ con Cám vẫn tìm cách hãm hại nàng. Mượn ngày giỗ cha, dì ghẻ gọi Tấm về sai trèo lên cây hái cau xuống cùng cha còn mình thì ở dưới chặt cây. Tấm ngã xuống ao và chết. Dì ghẻ đưa Cám vào cung thay cho Tấm. Sau khi chết, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh. Nhưng đều bị Cám hãm hại nên lần lượt hóa thân thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Đến cuối cùng vì “ở hiền gặp lành”, Tấm được trở lại làm người và đoàn tụ với nhà vua. Còn mẹ con Cám thì bị trừng phạt thích đáng. 

Viết một đoạn văn để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích (Mẫu 3)

Truyện kể về số phận đáng thương của cô bé bán diêm đã chết trong đêm giao thừa. Trước đây, cô bé từng có một gia đình thật hạnh phúc. Thế nhưng, hạnh phúc ấy chẳng kéo dài bao lâu. Mẹ mất sớm, bà cũng bỏ em mà đi. Gia đình sa sút, em phải sống một mình với người cha nghiện ngập và tàn bạo. Nơi em ở là một căn gác xép tồi tàn, ẩm thấp và dơ bẩn. Hằng ngày em đi bán diêm để kiếm sống. Số tiền có được đều bị người cha lấy mất để uống rượu. Ngày nào không có tiền mang về, em bị cha đánh đập thậm tệ khiến em sợ lắm, nhiều lúc không dám về nhà. trông đêm giao thừa năm ấy, khi tất cả mọi người đều trở về quây quần bên gia đình đón đợi giao thừa thì em vẫn còn lag thang trên hè phố, mong ai đó mua giúp em bởi cả ngày em chưa bán được bao diêm nào. Đơn độc, em tìm một góc khuất, nép mình tránh rét. Quá lạnh, em lấy hết can đảm quẹt những que diêm để sưởi ấm. Ánh sáng chói lóa của que diêm đưa em vào những mộng tưởng tuyệt đẹp của những ngày hạnh phúc bên người bà hiền hậu, làm vơi đi cái rét, cái đói, nỗi cô đơn cùng cực. Sáng hôm sau, người ta thấy em đã chết, hai má vẫn còn ửng hồng, khuôn mặt rạng rỡ, đôi môi mỉm cười bên cạnh những hộp diêm đã đốt cháy hết.

Viết một đoạn văn để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích (Mẫu 4)

ăn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng đã thể hiện góc nhìn của tác giả về nhân vật Thánh Gióng. Đây là một tác phẩm văn học dân gian lớn viết về đề tài giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Tác phẩm đã xây dựng được hình tượng người anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng và vẻ đẹp bình dị. Thánh gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân qua sự kiện ra đời, lớn lên và đi đánh giặc. Thánh Gióng đồng thời mang vẻ đẹp của con người trần thế qua thời đại, lai lịch, nguồn gốc xuất thân. Gióng chính là đại diện của những anh hùng, đồng thời thể hiện sức mạnh của nhân dân, lòng nồng nàn yêu nước trong công cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Việt Nam ta.

Sọ Dừa là truyện cổ tích mà em rất yêu thích. Sọ Dừa khi sinh ra đã có ngoại hình kỳ lạ không tay không chân, tròn như một quả dừa. Nhưng chàng lại có những phẩm chất tốt đẹp. Với tấm lòng hiếu thảo, Sọ Dừa đã nhờ mẹ xin vào nhà phú ông chăn bò thuê để phụ giúp mẹ. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Nhưng chỉ có cô út với tấm lòng nhân hậu là đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Hai người nên duyên vợ chồng, sống với nhau rất hạnh phúc. Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên, được vua cử đi xứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết và chờ được ngày chồng đến cứu. Trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa có được cuộc sống hạnh phúc. Qua truyện Sọ Dừa, nhân dân ta đã gửi gắm ước mơ về một cuộc sống công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác. Nhân vật Sọ Dừa đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc.

Viết một đoạn văn để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích (Mẫu 5)

Sọ Dừa - truyện cổ tích đã đem đến cho em nhiều bài học ý nghĩa. Câu chuyện mở đầu bằng một sự ra đời thật kì lạ của nhân vật Sọ Dừa. Nhân vật được xây dựng với một ngoại hình kì dị, xấu xí. Bởi Sọ Dừa đại diện cho nhân vật có số phận bất hạnh. Sau khi lớn lên, Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Chỉ có cô út là đối xử tử tế với chàng. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Cuối mùa ở, Sọ Dừa đòi mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Phú ông đưa ra lễ vật thách cưới rất nặng. Đến ngày cưới, Sọ Dừa đã chuẩn bị đủ lễ vật cho mẹ mang sang nhà phú ông. Trong ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng con người là một chàng trai khôi ngô tuấn tú khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc, còn hai cô chị thì vừa ghen vừa tức. Sự hóa thân trở lại làm người của Sọ Dừa cho thấy ước mơ của nhân dân về một cuộc sống công bằng. Người ở hiền ắt sẽ có được cuộc sống hạnh phúc. Nhưng tác giả dân gian lại tiếp tục đặt hai nhân vật vào một thử thách. Cuộc sống của hai vợ chồng Sọ Dừa rất hạnh phúc, Sọ Dừa học hành chăm chỉ đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trước ngày lên đường, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết. Thuyền Sọ Dừa đi ngang qua đảo hoang, hai vợ chồng đoàn tụ. Truyện đã đem đến cho người đọc bài học ý nghĩa về cách sống.

Viết một đoạn văn để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích (Mẫu 6)

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy kiến thức từ đời sống.

Viết một đoạn văn để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích (Mẫu 7)

Trong kho tàng truyện cổ tích, “Em bé thông minh” là một truyện cổ tích hấp dẫn. Trong truyện, em bé là nhân vật có tài năng hơn người. Mỗi thử thách trong truyện được giải quyết, người đọc lại cảm thấy thật thích thú. Trải qua mỗi thử thách, em bé đều có thể dễ dàng giải quyết một cách tài tình, hợp lí. Trí thông minh của nhân vật có được là từ kinh nghiệm trong cuộc sống, chứ không phải trải qua quá trình học tập. Qua truyện này, nhân dân ta muốn đề cao trí thông minh của con người. Nhưng kết thúc truyện nhà vua đã đón em bé vào cung cho học tập. Thì điều này cũng khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục trong cuộc sống. Sau khi đọc xong truyện, em đã nhận ra nhiều bài học ý nghĩa.

Viết một đoạn văn để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích (Mẫu 8)

Truyện “Cây khế” là một truyện rất quen thuộc, mà tôi rất yêu thích. Truyện kể về hai anh em nhà nọ, cha mẹ mất sớm. Họ chăm lo làm lụng nên cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh đâm ra lười biếng. Hai vợ chồng người em cố gắng làm lụng. Thấy thế, người anh sợ em tranh công, bàn với vợ cho vợ chồng người em ra ở riêng. Người anh chia cho em một gian nhà lụp xụp, ở trước cửa có một cây khế ngọt. Quanh năm, vợ chồng người em chăm sóc cho cây khế tươi tốt. Đến mùa, khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế chín. Ròng rã một tháng trời, ngày nào chim cũng đến ăn. Người vợ đợi chim ăn xong liền xin nó đừng ăn nữa. Chim thần đáp lại: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Hai vợ chồng người em làm theo lời chim. Hôm sau, chim đưa người em ra đảo lấy vàng và trở về. Từ đó, người em trở nên giàu có. Câu chuyện về người em giúp chúng ta nhận ra bài học rằng nếu chăm chỉ làm lụng mới có thành quả tốt, và người hiền lành tốt bụng sẽ được đền đáp xứng đáng. Về phần người anh, sau khi nghe tin em trai bỗng trở nên giàu có, liền vội đến hỏi chuyện. Nghe em kể hết đầu đuôi, người anh liền gạ đổi hết gia sản để lấy túp lều và cây khế. Đến mùa khế chín, chim lại đến ăn và trả lời như người em kể. Hai vợ chồng người anh tham lam may cái túi to gấp ba lần. Đến nơi, người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Kết cục của người anh giúp chúng ta nhận ra rằng kẻ tham lam, lười biếng sẽ chịu hậu quả. Như vậy, truyện đã để lại bài học giàu giá trị nhân văn cho mỗi bạn đọc.

Viết một đoạn văn để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích (Mẫu 9)

Thạch Sanh là truyện cổ tích mà em rất yêu thích. Truyền kể về Thạch Sanh - một con người vô cùng dũng cảm, tài năng. Chàng vốn là con trai của Ngọc Hoàng, được sai đầu thai xuống trần gian làm con trai của một vợ chồng tốt bụng. Đến khi lớn lên, chàng được thiên thần dạy cho đủ phép thần thông, mọi võ nghệ. Sau khi gặp gỡ và kết nghĩa với Lí Thông, Thạch Sanh luôn coi mẹ con họ như người thân. Nhưng vì quá thật thà, chàng bị Lí Thông lợi dụng. Nhờ sự dũng cảm, tài năng mà Thạch Sanh lần lượt hóa giải mọi kiếp nạn: giết chằn tinh, đánh nhau với đại bàng cứu công chúa , cứu con vua Thủy Tề, tự minh oan cho chính mình. Cuối cùng, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Còn về phần Lí Thông lại nhận kết cục cho sự xấu xa, độc ác của mình: bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung. Sau này, Thạch Sanh còn đánh bại mười tám nước chư hầu và được vua truyền ngôi. Kết thúc truyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân ta về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành. Sau khi đọc truyện, em cảm thấy rất ngưỡng mộ, cảm phục tài năng của Thạch Sanh.

Viết một đoạn văn để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích (Mẫu 10)

Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×