Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về cuộc đời Nguyễn Du

3 trả lời
Hỏi chi tiết
246
2
0
Datngunhubo
16/04/2019 19:37:46
Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.Tổ tiên tùng ở Thanh Oai sau di cư về Tiên điền. Nguyễn Du sống trong một gia đình thuộc giai cấp quí tộc nên đã may mắn được tiếp nhận truyền thống văn học của gia đình. Nhưng từ 10 đến 13 tuổi ông đã mất cả cha lẫn mẹ, Nguyễn du đến sống với người anh cùng cha khác mẹ. Trong thời gian này, ông có nhiều điều kiện thuận lợi để dùi mài kinh sử, có dịp hiểu biết về thế giớ phong lưu xa hoa của giớ quí tộc phong kiến. Điều đó đã để lại đấu ấn ttrong sáng tác văn học của ông sau này.
Sau đó có một số biến cố xảy ra cho đến năm 1783, Nguyễn Du thi đỗ tam trường(tú tài). Trước đây một võ quan họ Hà ở Thái Nguyên không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấp một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên. Năm 1789,Nguyễn Huệ của nhà Tây Sơn kéo quân ra bắc đánh tan quân Thanh, Nguyễn Du chạy theo vua Lê Chiêu thống nhưng không kịp, đành trở về quê vợ sống nhờ nhà người anh vợ . Đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.
Năm 1802,ông nhậm chức chi huyện tại Phù Dung,kể từ đó Nguyện du Luôn được thăng quan tiến chức.Xét về văn học, sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.
Nguyễn Du có nhiều tác phẩm. Thơ chữ Hán như Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Cả ba tập này, nay mới góp được 249 bài nhờ công sức sưu tầm của nhiều người. Lời thơ điêu luyện, nhiều bài phản ánh hiện thực bất công trong xã hội, biểu lộ tình thương xót đối với các nạn nhân, phê phán các nhân vật chính diện và phản diện trong lịch sử Trung Quốc, một cách sắc sảo..

Tác phẩm tiêu biểu cho thơ chữ Nôm của thiên tài Nguyễn Du là Đoạn trường tân thanh và Văn tế thập loại chúng sinh, đều viết bằng quốc âm. Đoạn trường tân thanh được gọi phổ biến là Truyện Kiều, là một truyện thơ lục bát. Cả hai tác phẩm đều xuất sắc, tràn trề tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, phản ánh sinh động xã hội bất công, cuộc đời dâu bể. Tác phẩm cũng cho thấy một trình độ nghệ thuật bậc thầy.Truyện Kiều đã là đầu đề cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến. Ngay khi Truyện Kiều được công bố (đầu thế kỷ XIX) ở nhiều trường học của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã đã có trao đổi về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phương Như
16/04/2019 19:38:58
Thuyết minh về cuộc đời Nguyễn Du
Bài làm:

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng vang danh cả trong nước và ngoài nước tiêu biểu phải kể đến nhà thơ Nguyễn Du-một thiên tài văn học của nước nhà. Ông là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học trung đại Việt Nam.Các tác phẩm của ông tập trung vào những người dân nghèo khổ trong thời phong kiến loạn lạc. Mặc dù ông thành công trong sự nghiệp nhưng đường đời của ông lại không mấy bằng phẳng.

Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.Tổ tiên tùng ở Thanh Oai sau di cư về Tiên điền. Nguyễn Du sống trong một gia đình thuộc giai cấp quí tộc nên đã may mắn được tiếp nhận truyền thống văn học của gia đình. Nhưng từ 10 đến 13 tuổi ông đã mất cả cha lẫn mẹ, Nguyễn du đến sống với người anh cùng cha khác mẹ. Trong thời gian này, ông có nhiều điều kiện thuận lợi để dùi mài kinh sử, có dịp hiểu biết về thế giớ phong lưu xa hoa của giớ quí tộc phong kiến. Điều đó đã để lại đấu ấn ttrong sáng tác văn học của ông sau này.

Sau đó có một số biến cố xảy ra cho đến năm 1783, Nguyễn Du thi đỗ tam trường(tú tài). Trước đây một võ quan họ Hà ở Thái Nguyên không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấp một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên. Năm 1789,Nguyễn Huệ của nhà Tây Sơn kéo quân ra bắc đánh tan quân Thanh, Nguyễn Du chạy theo vua Lê Chiêu thống nhưng không kịp, đành trở về quê vợ sống nhờ nhà người anh vợ. Đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Năm 1802,ông nhậm chức chi huyện tại Phù Dung,kể từ đó Nguyện du Luôn được thăng quan tiến chức.Xét về văn học, sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

Nguyễn Du có nhiều tác phẩm. Thơ chữ Hán như Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Cả ba tập này, nay mới góp được 249 bài nhờ công sức sưu tầm của nhiều người. Lời thơ điêu luyện, nhiều bài phản ánh hiện thực bất công trong xã hội, biểu lộ tình thương xót đối với các nạn nhân, phê phán các nhân vật chính diện và phản diện trong lịch sử Trung Quốc, một cách sắc sảo…

Tác phẩm tiêu biểu cho thơ chữ Nôm của thiên tài Nguyễn Du là Đoạn trường tân thanh và Văn tế thập loại chúng sinh, đều viết bằng quốc âm. Đoạn trường tân thanh được gọi phổ biến là Truyện Kiều, là một truyện thơ lục bát. Cả hai tác phẩm đều xuất sắc, tràn trề tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, phản ánh sinh động xã hội bất công, cuộc đời dâu bể. Tác phẩm cũng cho thấy một trình độ nghệ thuật bậc thầy.Truyện Kiều đã là đầu đề cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến. Ngay khi Truyện Kiều được công bố (đầu thế kỷ XIX) ở nhiều trường học của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã đã có trao đổi về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.

1
0
Trần Trần Hà My
16/04/2019 20:05:22
​Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân).

Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca.

Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học. Gia đình và quê hương chính là “mảnh đất phì nhiêu” nuôi dưỡng thiên tài Nguyễn Du.

Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: Sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long.

Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày… những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du – nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820). Suốt thời gian làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du sống trầm lặng, ít nói, có nhiều tâm sự không biết tỏ cùng ai.

Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có những mâu thuẫn: Trung thành với nhà Lê, không hợp tác với nhà Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn. Ông là một người có lí tưởng, có hoài bão nhưng trước cuộc đời gió bụi lại buồn chán, Nguyễn Du coi mọi chuyện (tu Phật, tu tiên, đi câu, đi săn, hành lạc…) đều là chuyện hão nhưng lại rơi lệ đoạn trường trước những cuộc bể dâu. Nguyễn Du đã đứng giữa giông tố cuộc đời trong một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Đó là bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.

Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; vè Thác lèn trai phường nón.

Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du tâm sự:

“Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

Chính “những điều trông thấy" khiến tác phẩm của Nguyễn Du có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Còn nỗi “đau đớn lòng” đã khiến Nguyễn Du trở thành một nhà thơ nhân đạo lỗi lạc.

Nguyễn Du là nhà thơ “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời” (Nam Cao). Thơ chữ Hán của Nguyễ Du giống những trang nhật kí đời sống, nhật kí tâm hồn vậy. Nào là cảnh sống lay lắt, nào là ốm đau, bệnh tật cho đến cảnh thực tại của lịch sử… đều được Nguyễn Du ghi lại một cách chân thực (Đêm thu: Tình cờ làm thơ; Ngồi dèm…). Nguyễn Du vạch ra sự đối lập giữa giàu – nghèo trong Sở kiến hành hay Thái Bình mại giả ca… Nguyễn Du chống lại việc gọi hồn Khuất Nguyên về nước Sở của Tống Ngọc là bởi nước Sở “cát bụi lấm cả áo người” toàn bộ “vuốt nanh”, “nọc độc”, “xé thịt người nhai ngọt xớt”… Nước Sở của Khuất Nguyên hay nước Việt của Tố Như cũng chỉ là một hiện thực: Cái ác hoành hành khắp nơi, người tốt không chốn dung thân. Truyện Kiều mượn bôi cảnh đời Minh (Trung Quốc) nhưng trước hết là bản cáo trạng đanh thép ghi lại “những điều trông thấy” của Nguyễn Du về thời đại nhà thơ đang sống. Phản ánh với thái độ phê phán quyết liệt, đó là khuynh hướng hiện thực sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.

Sáng tác của Nguyễn Du bao trùm tư tưởng nhân đạo, trước hết và trên hết là niềm quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Truyện Kiều không chỉ là bản cáo trạng mà còn là khúc ca tình yêu tự do trong sáng, là giấc mơ tự do công lí “tháo cũi sổ lồng”. Nhưng toàn bộ Truyện Kiều chủ yếu là tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Không chỉ Truyện Kiều mà hầu hết các sáng tác của Nguyễn Du đều bao trùm cảm hứng xót thương, đau đớn: Từ Đọc Tiểu Thanh kí đến Người ca nữ đất Long Thành, từ Sở kiến hành đến Văn tế thập loại chúng sinh… thậm chí Nguyễn Du còn vượt cả cột mốc biên giới, vượt cả ranh giới ta – địch và vượt cả sự cách trở âm dương để xót thương cho những kẻ chết trận, phơi “xương trắng” nơi “quỉ môn quan”.

Không chỉ xót thương, Nguyễn Du còn trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà ông đem lại cho văn học Việt Nam trong thời đại ông.

Nguyễn Du đã đóng góp lớn về mặt tư tưởng, đồng thời có những đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật.

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm Nguyễn Du thực sự là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình hai thể thơ dân tộc: Lục bát (Truyện Kiều) và song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh). Đến Nguyễn Du, thơ lục bát và song thất lục bát đã đạt đến trình độ hoàn hảo, mẫu mực, cổ điển.

Nguyễn Du đóng góp rất lớn, rất quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt: Tỉ lệ từ Hán – Việt giảm hẳn, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục, vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú, biến hóa. Thơ Nguyễn Du xứng đáng là đỉnh cao của tiếng Việt văn học Trung Đại. Đặc biệt Truyện Kiều của Nguyễn Du là “tập đại thành” về ngôn ngữ văn học dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư