Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của anh chị về nỗi lòng của nhân vật trữ tình trong hai đoạn thơ sau: Trăm nghìn gửi .....phụ chàng từ đây và lòng bày gửi đến gió đông .... đau đáu nào xong

1 trả lời
Hỏi chi tiết
305
1
0
Tiểu Khả Ái
15/04/2019 18:18:08
Nếu như ở 16 câu đầu người chinh phụ một mình trong căn phòng quạnh vắng với tâm trạng cô đơn, lẻ loi, nỗi trống trải trong lòng thì đến 8 câu cuối, nỗi nhớ và nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi bỗng trào dâng trong lòng và trở nên khắc khoải hơn bao giờ hết. Mượn gió đông để gửi yêu thương cho chồng . Đó là ước muốn , là khát khao được biết tin tức về chồng mình:
“Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.”
Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ, kết hợp với điển cố ( non Yên) để diễn tả nỗi nhớ của nhân vật. “Lòng này” là sự thương nhớ khôn nguôi, vì đã trải qua nhiều đợi chờ .Gió đông là gió mùa xuân.Trong cô đơn, người chinh phụ chỉ biết hỏi gió,nhờ gió đưa tin tới người chồng yêu thương nơi chiến địa xa xôi,nguy hiểm,nơi non Yên nghìn trùng. Non yên,một địa danh cách xa Thiểm Tây, Trung Quốc hơn hai ngàn dặm về phía bắc , nơi chiến trận đầy gian khổ .Nàng hỏi gió,nhờ gió nhưng”có tiện”hay không? Nàng mong gió hãy mang nỗi nhớ của nàng nói với người chồng ngoài biên cương .Sự cô đơn trong lòng người chinh phụ ngày càng khắc khoải .Làm sao tới được non Yên,nơi người chồng đang “nằm vùng cát trắng,ngủ cồn rêu xanh”?. Cùng với những từ ngữ trang trọng “gửi nghìn vàng , xin” đã giúp người đọc thấy được không gian , nỗi nhớ được mở ra thật mênh mông , vô tận , khắc sâu nỗi cô đơn , hiu quạnh . Thế nhưng hiện thực thật phũ phàng , đau xót :
“Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”
Việc sử dụng từ láy ‘thăm thẳm’ đã nói lên được nỗi nhớ da diết của người chinh phụ .Mỗi nhớ thương ấy đè nặng trong lòng,triền miên theo thời gian, “đằng đẵng” không thể nguôi ngoai. Nỗi nhớ ấy được cụ thể hóa bằng độ dài của không gian “đường lên bằng trời”. Có thể nói,dịch giả Đoàn Thị Điểm đã có một cách nói rất sâu sắc để cực tả nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ.Nỗi nhớ thương ấy,tiếng lòng thiết tha ấy lại được diễn tả qua âm điệu triền miên của vần thơ song thất lục bát với thủ pháp nghệ thuật liên hoàn-điệp ngữ.Cả một trời thương nhớ mênh mông.Nỗi buồn triền miên,dằng dặc vô tận .
Sau khi hỏi “gió đông”để bày tỏ niềm thương nỗi nhớ chồng , cuối cùng đọng lại trong nàng là nỗi đau , sự tủi thân:
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu ,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”
Ý của câu như muốn nói lên sự xa cách nghìn trùng , với biển trời rộng lớn , xa “thăm thẳm” không hiểu cho “nỗi nhớ chàng”của người vợ trẻ.Nỗi nhớ “đau đáu” trong lòng.Đau đáu nghĩa là áy náy,lo lắng,day dứt khôn nguôi.Có thể nói qua cặp từ láy:”đằng đẵng” và “đau đáu”,dịch giả đã thành công trong việc miêu tả những thương nhớ, đau buồn,lo lắng của người chinh phụ một cách cụ thể,tinh tế,sống động.Tâm trạng ấy được miêu tả trong quá trình phát triển mang tính bi kịch đáng thương.Ở hai câu cuối,nhà thơ lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh :
“Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”
Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”, người chinh phụ có lúc thấy cảnh vật vô hồn, thê lương nhưng có khi lại cảm nhận cả khoảng không gian và cảnh vật như đang hối thúc, giục giã, đổi thay, không tìm thấy đâu sự hô ứng, đồng cảm giữa tình người với thiên nhiên . Niềm thương nỗi nhớ cứ kéo dài từ ngày này sang ngày nọ . Nhìn cành cây ướt dẫm sương đêm mà lòng nàng lạnh lẽo . Nghe tiếng trùng kêu rả rich thâu canh như tiếng đẫm sương đêm mà thêm nhói lòng, buồn nhớ. Âm thanh ấy,cảnh sắc ấy vừa lạnh lẽo vừa buồn,càng khơi gợi trong lòng người vợ trẻ,cô đơn biết bao thương nhớ,lo lắng,buồn rầu.
Bằng những hình ảnh ẩn dụ cho nỗibuồn chất chứa , sự mòn héo của cảnh vật . 8 câu thơ cuối đã diễn tả nỗi nhớ da diết , nhớ tới thầm đau của người chinh phụ .Nỗi đau được chuyểntừ lòng người sang cảnh vật . Hàng loạt những hình ảnh ẩn dụ , từ ngữ gợi tả lại càng xoáy mạnh vào nỗi đau trong lòng người chinh phụ . Qua đó người đọc cũng cảm nhận được 1 cách sâu sắc niềm thương cảm , thấu hiểu của tác giả đối với nỗi đau của người phụ nữ có chồng ra trận .
Với thể thơ song thất lục bát , cách dùng từ , hình ảnh ước lệ , điệp từ điệp ngữ , nghệ thuật miêu tả nội tâm , đoạn thơ đã thể hiện 1 cách tinh tế những cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ ở nàng khao khát được sống trong hạnh phúc , tình yêu lứa đôi . Đoạn trích còn thể hiện tấm lòng yêu thương , cảm thong sâu sắc của tác giả với những khát khao hạnh phúc chính đáng của người thiếu phụ , cất lên tiếng kêu nhân đạo , phản đối chiến tranh phi nghĩa
Đoạn trích cũng như toàn tác phẫm ‘chinh phụ ngâm’ là tiếng kêu thương tâm của người phụ nữ nhớ chồng nơi chinh chiến . Trạng thái tình cảm của người chinh phụ một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận để biết bao chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư