Hoà tan hoàn toàn 2,4 gam magnesium trong dung dịch hydrochloric acid dư.
a) Tính số mol khí hydrogen thu được.
b) Dẫn toàn bộ lượng khí hydrogen trên vào một ống thuỷ tinh nằm ngang chứa 8,0 gam bột CuO, đun nóng để thực hiện phản ứng điều chế Cu theo phương trình hoá học:
CuO + H2 →to Cu + H2O
Thực tế, chỉ có 75% lượng khí hydrogen phản ứng với CuO. Sau khi dừng phản ứng:
- Thu được hỗn hợp chất rắn A gồm các chất nào?
- Khối lượng chất rắn A là bao nhiêu gam?
c) Cần cho chất rắn A trong lượng dư của chất nào sau đây để thu được kim loại đồng: nước, dung dịch hydrochloric acid, dung dịch sodium hydroxide? Giải thích.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
nMg=mMgMMg=2,424=0,1 (mol)
a) Phương trình hoá học:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Theo phương trình hoá học ta có: nH2=nMg=0,1 (mol)
b) nCuO=mCuOMCuO=880=0,1 (mol)
Thực tế chỉ có 75% lượng khí hydrogen phản ứng nên số mol hydrogen phản ứng là: 0,1.75100=0,075 (mol)
Phương trình hoá học: CuO + H2 →toCu + H2O
Theo phương trình hoá học ta có: nCuO phản ứng = nhydrogen phản ứng = 0,075 mol.
- Vậy chất rắn A gồm: CuO dư và Cu sinh ra.
- Ta có:
nCu sinh ra = nCuO phản ứng = 0,075 mol; nCuO dư = nCuO ban đầu – nCuO phản ứng = 0,025 mol.
Vậy khối lượng chất rắn A là: mA = mCu + mCuO dư = 0,075.64 + 0,025.80 = 6,8 gam.
c) Để thu được kim loại đồng cần cho hỗn hợp rắn A vào dung dịch hydrochloric acid (HCl). Khi đó, CuO phản ứng với HCl tạo thành muối tan, theo phương trình hoá học:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Cu không phản ứng với HCl, lọc lấy phần chất rắn ta thu được kim loại đồng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |