Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đọc đọc trích truyện “Bà tôi” (Xuân Quỳnh) và thực hiện các yêu cầu

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đọc trích truyện “Bà tôi” (Xuân Quỳnh) và thực hiện các yêu cầu:

(Tóm tắt phần đầu: Do xích mích cùng con trai và con dâu, bà của Minh - nhân vật “tôi”, chuyển đến sống cùng người em của mình. Tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của những người hàng xóm, “tôi” mới biết bà đang đi bán bỏng ở bến tàu.)

Thì ra bà tôi lâu nay vẫn đi bán bỏng ngoài bến tàu. Khổ thân bà quá! Bà ơi, cháu thương bà lắm. Bà có nghe thấy tiếng cháu gọi thầm bà không? Lúc này bà làm gì, ở đâu? Sao bà không về với cháu đi bà!

Ôi, tôi như nhìn thấy bà tôi đang len lỏi đi dọc các toa tàu, giơ gói bỏng lên trước mặt hành khách nài nỉ: “Ông ơi, bà ơi mua bỏng giúp tôi đi!”. Nhưng con tàu vô hình cứ mang các hành khách chạy đi, để lại bà tôi tóc bạc, lưng còng, đứng chơ vơ giữa hai vệt đường ray… Chính tôi, tôi cũng vô tình như con tàu, tôi chẳng để ý gì đến bà tôi, tôi chỉ nghĩ đến những con quay, những quả bóng của tôi thôi! Nhiều lúc bà tôi đến chơi, mới ngồi với bà được một tí, tôi đã vội bỏ đi với những trò chơi của tôi rồi! Không, không thể để thế được. Tôi đã mười hai tuổi, lớn rồi, tôi cũng có quyền bàn chuyện nghiêm chỉnh với bố mẹ tôi chứ! Nghĩ rồi, tôi chạy ào xuống nhà. Tôi thấy mẹ tôi đang rửa bát, còn bố tôi đang xách nước lên.

– Bố mẹ ơi, – tôi gọi giục giã, – bố mẹ vào cả đây con có chuyện này muốn nói.

– Thằng này hôm nay lạ thật. – Bố tôi nói. – Có chuyện gì mà quan trọng vậy?

– Thì con cứ nói đi, – mẹ tôi nói, – mẹ vừa rửa bát vừa nghe cũng được.

– Không, cả mẹ nữa, mẹ vào đây con mới nói.

Mẹ tôi vào, nhìn tôi lo lắng:

– Hay con có chuyện gì ở lớp?

– Không.

– Hay con đánh nhau với bạn nào?

– Không. Chuyện nhà ta kia. Bố mẹ ơi, bố mẹ có thương bà không?

– Sao tự nhiên con lại hỏi thế? – Bố tôi hỏi lại tôi. – Mà bà làm sao kia mà thương?

– Bà chẳng làm sao cả. Bà đi bán bỏng ở bến tàu ấy, người ta bảo thế. Bố mẹ có biết không?

– Biết, – bố tôi có vẻ lúng túng, – nhưng thế thì sao.

– Còn sao nữa! – Tôi nghẹn ngào – Bà già rồi. Sao bố lại để bà như thế? Khổ thân bà!

– Bố có bắt bà phải thế đâu, – mẹ tôi trả lời thay cho bố, – vì bà thích thế chứ.

– Thích ư? Con chắc là bà chẳng thích đâu. Đời nào bà lại thích đi bán bỏng hơn ở nhà với con, với bố mẹ. Bà yêu thương bố mẹ và con lắm kia mà. Ôi, con cứ nghĩ đến những ngày nắng, ngày rét mà bà thì già thế, bà sao chịu nổi, bà ốm rồi bà chết như bà Thìn bên cạnh ấy thì sao. – Nói đến đây tôi oà lên khóc. – Ước gì bây giờ con đã lớn để con nuôi được bà!

Bố mẹ lặng lẽ nhìn tôi rồi lại nhìn nhau. Bố tôi đặt một bàn tay lên vai tôi rồi nói:

– Thôi con nín đi. Bố hiểu rồi. Con nín đi con!

Tôi cảm thấy giọng bố tôi hơi run và bàn tay nóng ran của bố truyền hơi nóng sang vai tôi. Mẹ tôi cũng nghẹn ngào:

– Con nói đúng, bố mẹ có lỗi với bà. Con đi ngủ đi, sáng mai bố mẹ sẽ xuống Vĩnh Tuy đón bà về đây. Gia đình ta lại sum họp như trước.

Tôi ngoan ngoãn nghe lời mẹ, lên giường nằm nhưng không làm sao chợp mắt được. Tôi cảm thấy phấp phỏng, vừa lo lại vừa vui. Chỉ sáng mai thôi, tôi lại được sống cùng với bà như trước. Nhưng nói dại, không hiểu sáng mai bà tôi có còn gặp được tôi không? Bà tôi vẫn thường hay nói với tôi: “Bà sống được ngày nào hay ngày ấy. Người già như ngọn đèn trước gió, không biết tắt lúc nào”.

  (Xuân Quỳnh, Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, 2005)

Câu 1 (2.0 điểm). Xác định đề tài, ngôi kể và tác dụng của ngôi kể trong câu chuyện.

Câu 2 (2.0 điểm). Vì sao sau cuộc nói chuyện với bố mẹ, nhân vật “tôi” cảm thấy phấp phỏng, vừa lo lại vừa vui?

Câu 3 (1.0 điểm). Bài học cuộc sống em nhận được từ câu chuyện là gì? 

0 trả lời
Hỏi chi tiết
586
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
### PHẦN I. ĐỌC HIỂU

**Câu 1** (2.0 điểm):

- **Đề tài**: Đề tài chính của trích truyện "Bà tôi" (Xuân Quỳnh) là tình cảm gia đình, sự quan tâm và chăm sóc đối với người bà trong bối cảnh gia đình có xích mích, sự cô đơn của người già khi phải sống xa con cháu.

- **Ngôi kể**: Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, từ góc nhìn của nhân vật "tôi" (Minh) – một đứa trẻ mười hai tuổi.

- **Tác dụng của ngôi kể**: Ngôi kể thứ nhất giúp người đọc cảm nhận rõ ràng hơn những suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm chân thành của nhân vật "tôi" đối với bà. Nó tạo ra sự gần gũi, như thể người đọc đang trực tiếp theo dõi những trải nghiệm và cảm xúc của nhân vật, từ đó giúp người đọc đồng cảm và hiểu sâu sắc hơn về tình yêu thương đối với bà cũng như nỗi lo lắng về sự sống còn của bà.

---

**Câu 2** (2.0 điểm):

Nhân vật "tôi" cảm thấy **phấp phỏng, vừa lo lại vừa vui** sau cuộc nói chuyện với bố mẹ vì vài lý do:

- **Lo lắng**: "Tôi" lo cho sức khỏe và sự an toàn của bà khi nghĩ đến việc bà sống một mình ở bến tàu, việc bán bỏng có thể gây khó khăn cho bà, đặc biệt là trong những ngày nắng hay mưa. "Tôi" sợ rằng nếu không có sự chăm sóc, bà có thể sẽ bị ốm hoặc thậm chí có thể xảy ra chuyện không may.

- **Vui mừng**: Mặt khác, "tôi" cũng cảm thấy vui khi bố mẹ đã đồng ý đưa bà về sống cùng gia đình, trở lại những ngày tháng hạnh phúc trước đây. "Tôi" cảm thấy hy vọng về sự đoàn tụ và ấm áp của gia đình, đó là lý do khiến "tôi" phấn khởi dù vẫn có nỗi lo lắng trong lòng.

---

**Câu 3** (1.0 điểm):

Bài học cuộc sống mà em nhận được từ câu chuyện là sự quý trọng, yêu thương và chăm sóc đối với ông bà, những người đã cống hiến cả đời cho con cháu. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm và tình cảm với gia đình, đặc biệt là khi cha mẹ, ông bà già yếu. Điều quan trọng là phải luôn thể hiện tình yêu thương của mình không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động cụ thể để mang lại hạnh phúc cho những người thân yêu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư