Bài tập 2. Đọc lại văn bản Nhìn về vốn văn hoá dân tộc của Trần Đình Hượu trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 65), đoạn từ “Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo” đến “chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình” và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Đoạn văn đề cập những đặc điểm nào của văn hoá truyền thống Việt Nam? Nhận xét về cấu trúc và nội dung của đoạn văn.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong đoạn văn, tác giả đề cập một số đặc điểm sau đây của văn hoá Việt Nam:
– Người Việt Nam ít có tinh thần tôn giáo.
– Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao.
– Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa.
– Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ.
– Trong tâm trí nhân dân thường có Thần, Bụt mà không có Tiên.
– Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo.
– Không dễ hoà hợp với cái mới, cái khác mình, nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng.
Về mặt cấu trúc, đoạn văn không có câu chủ đề, các câu quan hệ với nhau theo kiểu song song (mỗi câu biểu đạt một ý gắn với một đặc điểm của văn hoá truyền thống Việt Nam). Mỗi ý như vậy hoàn toàn có thể triển khai thành một đoạn văn riêng, tuy nhiên, ở đây, tác giả đã thâu gộp lại, khiến cho đoạn văn có tính hàm súc, tuy ngắn gọn nhưng rất phong phú về nội dung.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |