Đọc lại văn bản Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) trong SGK (tr. 41 – 43) và trả lời các câu hỏi:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong những câu thơ sau:
a.
Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu,
Kị sau còn khuất nẻo Tràng Dương.
b.
Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng,
Hàng cờ bay trông bóng phất phơ.
c.
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Trả lời:
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Em chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong những câu thơ:
a. Đây là trường hợp đối liên (mỗi câu thơ là một liên/ vế),
- Về ngữ pháp, hai câu thơ sử dụng cùng một cấu trúc ngữ pháp, tạo sự hô ứng:
Chủ ngữ | Vị ngữ |
Quân trước | đã gần ngoài doanh Liễu, |
Kị sau | còn khuất nẻo Tràng Dương, |
- Về ngắt nhịp, hai câu thơ đều ngắt nhịp chân trước lẻ sau, tạo âm hưởng sóng đôi khi đọc, chẳng hạn ngắt nhịp 2/2/3:
Quân trước/ đã gần/ ngoài doanh Liễu,
Kị sau/ còn khuất/ nẻo Tràng Dương,
Hoặc cùng ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/4);
Quân trước đã/ gần ngoài doanh Liễu,
Kị sau còn/ khuất nẻo Tràng Dương,
- Về nội dung, ý nghĩa (đây là yếu tố quan trọng nhất cần phân tích để chỉ ra giá trị của phép đối), có thể tham khảo bảng sau:
Vế đối 1 | Quân trước | đã gần ngoài doanh Liễu, |
Đối tượng được miêu tả: đội quân đi trước. | Thực trạng hành quân; đã đi tới một địa phương. | |
Vế đối 2 | Kị sau | còn khuất nẻo Tràng Dương. |
Đối tượng được miêu tả: đội quân (cưỡi ngựa) đi sau. | Thực trạng hành quân: vẫn đang ở một địa phương khác. |
Phép đối có tác dụng nhấn mạnh sự đông đảo của đội quân ra trận.
b. Đây cũng là trường hợp đối liên.
- Về ngữ pháp, hai câu thơ sử dụng cùng một cấu trúc ngữ pháp, tạo sự hô ứng:
Chủ ngữ | Vị ngữ |
Tiếng địch thổi | nghe chừng đồng vọng, |
Hàng cờ bay | trong bóng phất phơ |
- Về ngắt nhịp, hai câu thơ đều ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau, tạo âm hưởng sóng đôi khi đọc, chẳng hạn ngắt nhịp 3/2/2:
Tiếng địch thổi/ nghe chừng/ đồng vọng,
Hàng cờ bay/ trông bóng/ phất phơ.
- Về nội dung, ý nghĩa:
Vế đối 1 | Tiếng địch thổi | nghe chừng đồng vọng |
Đối tượng: tiếng sáo báo hiệu lên đường. | Cảm nhận về đối tượng: thời khắc chia xa, khiến hai người chỉ còn biết nhìn về phía nhau lưu luyến. | |
Vế đối 2 | Hàng cờ bay | trông bóng phất phơ |
Đối tượng: hàng cờ hiệu đang chuyển động. | Cảm nhận về đối tượng: người chinh phụ đã lên đường, người chính phụ chỉ có thể nhìn theo lưu luyến. |
Phép đối có tác dụng nhấn mạnh sự ly biệt là điều không thể cưỡng lại, người trong cuộc chỉ có thể chấp nhận thực tại này.
c. Đây là trường hợp tiểu đối (đối ngay trong một câu thơ).
- Về ngữ pháp, hai vế tiểu đối sử dụng cùng một cấu trúc ngữ pháp (cụm danh từ), tạo sự hô ứng: lòng chàng/ ý thiếp.
- Về nội dung, ý nghĩa: hai vế tiểu đối nhắc tới tâm trạng của người chinh phụ và người chinh phụ. Phép đối có tác dụng nhấn mạnh nỗi niềm “tuy hai mà một” của hai người.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |