Đọc lại văn bản Tiếng đàn mưa trong SGK (tr. 46) và trả lời các câu hỏi:
Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng.
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan;
Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn,
Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Biện pháp tu từ điệp thanh: mưa hoa rụng/ hoa xuân rụng (lặp B – B – T), mưa xuống lầu/ mưa xuống thềm (lặp B – T – B). Tác dụng: tạo âm hưởng như nhịp điệu mưa rơi, rơi mãi không dứt.
- Biện pháp tu từ điệp vẫn: vẫn “an” (lan – ngàn – đàn). Tác dụng: giúp câu thơ có vần điệu và có tính liên kết.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ: mưa (xuất hiện 6 lần), rụng (xuất hiện 2 lần), xuống (xuất hiện 2 lần), hoa (xuất hiện 2 lần). Tác dụng: giúp cho người đọc cảm nhận được những hạt mưa (cùng với hoa) tiếp nối nhau rơi xuống.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |