Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
MƯA THU ĐẤT KHÁCH
Mưa mưa mãi ngày đêm rả rích
Giọt mưa thu dạ khách đầy vơi.
Những ai mặt bể chân trời,
Nghe mưa, ai có nhớ lời nước non?
(Tản Đà, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 20, Lê Tư Lành (Chủ biên Phần I),
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 159)
Đề xuất phương án ngắt nhịp bài thơ và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đề xuất phương án ngắt nhịp bài thơ:
Mưa/ mưa mãi/ ngày đêm rả rích (1/2/4)
Giọt mưa thu/ dạ khách đầy vơi. (3/4)
Những ai mặt bể chân trời, (6)
Nghe mưa,/ ai/ có nhớ lời/ nước non? (2/1/3/2)
Tác dụng của cách ngắt nhịp đó:
– Câu 1: tách riêng từ “mưa” thành một nhịp riêng để nhấn vào sự vật, hiện tượng được miêu tả.
– Câu 2: tách đôi câu thơ, miêu tả hai đối tượng riêng biệt nhưng hô ứng nhau (mưa thu/ lòng người).
– Câu 3: đọc liền không ngắt nhịp, tạo cảm nhận mạnh mẽ, da diết.
– Câu 4: nhấn vào từng từ ngữ, tạo cảm nhận sâu lắng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |