Theo nội dung đoạn trích sau đây, hãy chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa yếu tố thần kì trong truyện truyền kì và truyện cổ tích thần kì.
Sự tham gia của yếu tố thần kì vào câu chuyện không phải là do những nhân vật có phép lạ như kiểu trời, Bụt, thần tiên,... trong truyện cổ tích thần kì, mà phần lớn ở ngay hình thức “phi nhân tính” của nhân vật (ma quỷ, hồ li, vật hoá người,...). Tuy nhiên, trong truyện bao giờ cũng có những nhân vật là người thật, và chính những nhân vật mang hình thức “phi nhân” thì cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách một loại người nào đấy, và vì thế truyện truyền kì vẫn mang rất đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc.
(Nguyễn Kim Hưng, in trong Từ điển văn học, tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984, tr. 448 – 449)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Theo nội dung đoạn trích trong Từ điển văn học, yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì chủ yếu thể hiện ở kiểu nhân vật có phép lạ (như trời, Bụt, thần tiên), còn yếu tố thần kì trong truyện truyền kì “chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách một loại người nào đấy”, dẫu nhân vật ấy có hình thức không phải là con người. Sự khác biệt căn bản trên thể hiện đậm nét giá trị nhân bản của truyện truyền kì.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |