Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phát triển các ý đã nêu trong mục b) Tìm ý và lập dàn ý (SGK, trang 24) của đề văn “Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến” bằng cách trả lời các câu hỏi sau: – Hoàn cảnh ra đời, đề tài và chủ đề của bài thơ Khóc Dương Khuê là gì? – Nghệ thuật của bài thơ Khóc Dương Khuê có gì đặc sắc? – Các yếu tố hình thức nghệ thuật đã làm nổi bật chủ đề bài thơ như thế nào? – Qua bài thơ Khóc Dương Khuê, em có nhận xét gì về tình cảm và thái độ của tác giả đối với người bạn của mình? – Có thể ...

Phát triển các ý đã nêu trong mục b) Tìm ý và lập dàn ý (SGK, trang 24) của đề văn “Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến” bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

– Hoàn cảnh ra đời, đề tài và chủ đề của bài thơ Khóc Dương Khuê là gì?

– Nghệ thuật của bài thơ Khóc Dương Khuê có gì đặc sắc?

– Các yếu tố hình thức nghệ thuật đã làm nổi bật chủ đề bài thơ như thế nào?

– Qua bài thơ Khóc Dương Khuê, em có nhận xét gì về tình cảm và thái độ của tác giả đối với người bạn của mình?

– Có thể học được gì về tình bạn từ bài thơ Khóc Dương Khuê?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1
0
0
Nguyễn Thị Nhài
13/09 07:46:06

– Hoàn cảnh ra đời, đề tài và chủ đề của bài thơ Khóc Dương Khuê:

+ Bài thơ Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến viết khi nghe tin Dương Khuê – một người bạn thân thiết của ông qua đời. Bài thơ được Nguyễn Khuyến diễn Nôm từ bài thơ chữ Hán của chính ông.

+ Đề tài: viết về tình bạn.

+ Chủ đề: thổ lộ nỗi đau buồn, tiếc thương khi bạn ra đi của người viết, đề cao tình bạn thuỷ chung, gắn bó keo sơn,...

– Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Khóc Dương Khuê:

+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát phù hợp để kể lại sự việc, gợi lại những kỉ niệm với giọng điệu tâm sự tha thiết, u buồn,...

+ Chọn lọc được các sự việc, chi tiết, hình ảnh rất tiêu biểu để thể hiện tình bạn thuỷ chung; nỗi lòng đau xót khi bạn ra đi;...

+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, các điển tích độc đáo và có hiệu quả nghệ thuật cao để biểu đạt chủ đề, tư tưởng của người viết.

– Các yếu tố hình thức nghệ thuật nêu trên đều tập trung làm nổi bật chủ đề bài thơ: thổ lộ nỗi đau buồn, tiếc thương khi bạn ra đi của người viết (chủ thể trữ tình đề cao tình bạn thuỷ chung, gắn bó keo sơn,... )

+ Tác giả sử dụng nhóm từ “thôi đã thôi rồi” thay cho khái niệm “đã mất”, “đã chết”, “đã qua đời” … một lối nói bình dị, làm giảm bớt sự đau thương.

+ Từ “nước mây” liên kết với các từ “man mác”, “ngậm ngùi” diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương đôi đường, buồn đau, nặng trĩu.

+ …

– Qua bài thơ, có thể thấy người viết đã dành cho bạn mình một tình cảm và thái độ hết sức trân trọng, yêu thương, tiếc nuối,...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo