(Câu hỏi 5, SGK) Kiều ở lầu Ngưng Bích được coi là một trong những đoạn trích thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hãy phân tích tám dòng thơ cuối để làm sáng rõ điều đó.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tám dòng thơ cuối là đoạn thơ Nguyễn Du sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình một cách điêu luyện, bên cạnh đó là thủ pháp tăng cấp, sử dụng điệp ngữ và từ láy tượng hình, tượng thanh trong cách miêu tả.
– Điệp khúc “Buồn” thể hiện tâm trạng luôn được xếp đứng trước từ “trông” (quan sát). Hai từ này luôn được đặt lên đầu các dòng lục nhấn mạnh tâm trạng buồn thương, cô độc của Thuý Kiều.
– Những “cánh buồm xa xa” chỉ là ước mong vô vọng mà thôi. Nó chỉ càng khiến nàng thêm buồn rầu, thất vọng.
– Nỗi buồn đó được đẩy đến cao trào mang màu sắc thân phận ở hai dòng tiếp theo khi Thuý Kiều liên hệ cuộc đời mình với những cánh hoa lạc trôi theo dòng nước vô định, không phương hướng, không ngày trở lại. Đây là những câu thơ ám ảnh nhất về nỗi buồn lưu lạc, là những dự cảm vô thức về tương lai mờ mịt của Thuý Kiều.
– Nỗi buồn đau dâng trào biến thành nỗi hoảng loạn, khiếp sợ, khi khoảng cách tầm nhìn càng thu hẹp, khi nàng phải đối diện với chính mình: Con sóng lớn gầm thét dưới chân lầu Ngưng Bích ấy cũng chính là những đợt sóng nội tâm đầy bi kịch đang giằng xé lòng Kiều.
= > Việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên ở đây đã diễn tả sâu sắc thế giới tâm trạng đầy đau khổ, bế tắc, vô vọng của Thuý Kiều.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |