Bài 1. X là một oxit kim loại. Để khử hết 11,6 gam X cần dùng 4,48 lít khí CO (dktc). Toàn bộ lượng kim loại tạo thành cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0,225 (mol) khí SO2. X là:
A. Fe3O4 B. FeO C. Cu2O D. Fe2O3.
Bài 2. Lấy 21,6 (g) X (là oxit kim loại) hòa tan bằng dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 (l) khí NO (dktc) là sản phẩm khử duy nhất. Xác định X?
A. FeO. B. Cu2O C. Fe3O4 D. Cả A và B.
Bài 3. Lấy 34,8 gam một oxit kim loại (X) hòa tan bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 1,68 lít khí SO2 (dktc). X là:
A. FeO. B. Cu2O C. Fe3O4 D. PbO2.
Bài 4. Hòa tan hết 18,56 (g) một ôxit sắt bằng dung dịch HNO3 thu được 0,224 (l) một chất khí X (dktc) và dung dịch chỉ chứa một muối và HNO3 dư. Công thức của oxit sắt và của X là:
A. FeO và NO B. Fe3O4 và NO2 C. Fe3O4 và N2O D. FeO và NO2
Bài 5. Lấy 37,6 (g) hỗn hợp X gồm 2 oxit của sắt tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 (l) khí NO duy nhất (đktc) . Tính khối lượng mỗi oxit.
A. FeO; 21,6g; Fe2O3: 16 g. B. Fe2O3: 14,4 g; . Fe3O4 : 23,2g.
C. FeO: 14,4g; Fe3O4: 23,2 g. D. A và C
Bài 6. Hoà tan 63,2 gam hỗn hợp Mg, Zn và ôxit kim loại MxOy trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Hoà tan 63,2 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch H2SO4đặc, nóng, dư thu được 8,96 lít SO2 (đktc). Oxit MxOy là:
A. MgO. B. Fe2O3.
C. Fe3O4. D. ZnO.