Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm ý, lập dàn ý cho đề dưới đây: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong những tác phẩm truyện mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng. (10 mẫu)

Tìm ý, lập dàn ý cho đề dưới đây: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong những tác phẩm truyện mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng. (10 mẫu)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
17
0
0
CenaZero♡
13/09 11:30:15

Mẫu 1

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Tuân: là một nhà văn vô cùng tài hoa, uyên bác.

- Giới thiệu chung về tác phẩm “Chữ người tử tù”.

2. Thân bài:

Ý 1: Tình huống truyện đặc biệt

- Huấn Cao - một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc.

- Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị.

Ý 2: Vẻ đẹp các nhân vật

* Nhân vật Huấn Cao

- Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ Cao Bá Quát - một con người lỗi lạc thời trung đại.

- Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa:

·        Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả đời người.

·        “Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời”.

⇒ Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc

- Là anh hùng có khí phách hiên ngang

·        Thể hiện rõ nét qua các hành động: dỗ gông, thảm nhiên nhận rượu thịt

·        Trong mọi hoàn cảnh khí phách hiên ngang ấy vẫn không thay đổi

- Là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả

- Quan niệm cho chữ: trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc châu báu mà cho chữ

+ Đối với quản ngục:

·        Khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân tỏ ra khinh biệt " Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn từ có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa".

·        Khi nhận ra tấm lòng quản ngục Huấn Cao không những cho chữ mà còn coi quản ngục là tri âm tri kỉ.

⇒ Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang.

* Nhân vật quản ngục

- Một tấm lòng biệt nhỡn liên tài.

- Có sở thích cao quý: chơi chữ.

Ý 3: Cảnh cho chữ - “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

- Không gian: ngục tối ẩm ướt, bẩn thỉu.

- Thời gian: đêm khuya.

- Dấu hiệu:

·        Người cho chữ là tử tù, người xin chữ là quản ngục

·        Người cho chữ mất tự do cổ đeo gông chân vướng xiềng nhưng vẫn hiên ngang, chủ động trong khi quản ngục - người xin chữ khúm núm, bị động.

·        Tử tù lại là người khuyên quản ngục.

- Sự hoán đổi ngôi vị:

·        Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao: cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.

·        Tác dụng: cảm hóa con người.

⇒ Điều lạ lùng ở đây không chỉ là thú chơi chữ tao nhã, thanh cao được thể hiện ở nơi tối tăm bẩn thỉu, người trổ tài là kẻ tử tù mà đặc biệt hơn là trong chốn lao tù tối tăm ấy cảnh cho chữ là sự thăng hoa của cái tài, cái đẹp, người tử tù sắp chết lại cảm hóa được viên quản ngục. Chính những điều này đã tạo nên hào quang rực rỡ, bất tử cho hình tượng Huấn Cao.

3. Kết bài:

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

·        Nội dung: Khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao, người nghệ sĩ tài hoa tài tử có thiên lương trong sáng, tiêu biểu cho kiểu người chỉ còn vang bóng trong thời kì trước cách mạng. Qua đó, ta thấy được quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân.

·        Đặc sắc nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo với màu sắc, không khí cổ xưa; thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao; sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình.

- Cảm nhận chung của em về giá trị tác phẩm.

Mẫu 2

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tập Truyền kì mạn lục: Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI. Truyền kì mạn lục là tác phẩm xuất sắc của ông ghi chép những chuyện li kì trong nhân gian.

- Giới thiệu về tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”: Là một trong 20 truyện của tập truyền kì mạn lục kể về câu chuyện chức quan coi việc xử án ở đền Tản Viên.

II. Thân bài

1. Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn.

- Tên: Ngô Tử Văn tên Soạn

- Quê quán: Huyện Yên Dũng đất Lạng Giang

- Tính tình: Khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được

→Cách giới thiệu trực tiếp ngắn gọn mang tính khẳng định gây chú ý người đọc

→Giọng điệu ngợi ca định hướng cách nhìn nhận cho người đọc về những hành động tiếp theo của nhân vật

2. Cuộc đấu tranh ở trên trần gian của Ngô Tử Văn.

a. Hành động đốt đền

- Nguyên nhân đốt đền: Tức giận trước sự hống hách, lộng hành làm hại dân chúng của hồn ma tiên tướng giặc

- Hành động:

   + Tắm gội chay sạch, khấn trời

→Đốt đền là hành động có chủ đích, cẩn trọng, không phải hành động bộc phát

   + Châm lửa đốt đền, vung tay không sợ gì cả mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi

→Hành động công khai đầy dũng cảm, quyết liệt.

⇒ Thể hiện sự khẳng khái, chính trực, kiên cường, dũng cảm của trí thức Việt

⇒ Thể hiện ý thức dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma tên tướng giặc.

b. Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn và bách hộ họ Thôi

- Sau khi đốt đền, Tử Văn trở về bị “sốt nóng sốt rét”.

- Hình ảnh hồn ma tướng giặc:

   + Diện mạo khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ

   + Lời nói: Mắng mỏ đe dọa, bắt Ngô Tử Văn lập lại đền.

→Đây là một kẻ xảo trá, tham lam, hung ác

- Thái độ của Ngô Tử văn: Ung dung, mặc kệ vẫn ngôi ngất ngưởng, tự nhiên

→Thái độ của con người tự tin vào việc làm chính nghĩa.

c. Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn với thổ công

- Thổ công: Kể lại toàn bộ sự việc mình bị hại để Tử Văn thấy được sự xảo trá tác oai tác quái của tên tướng giặc, lo lắng cho Tử Văn

→Thổ công biết sự tồn tại của cái xấu nhưng cam chịu và chấp nhận, không dám đấu tranh để đòi lại công lí

- Thổ công bày cách để Ngô Tử Văn đối phó với tên hung thần và đối chất với Diêm Vương

→Tạo ra sự phát triển logic cho câu chuyện.

→Tử Văn không còn chiến đấu đơn độc mà đã có sự hỗ trợ của thổ công.

3. Cuộc đấu tranh giành lại công lí ở Minh Ti.

a. Chặng 1: Tử Văn đối đầu với những thử thách

- Tên bách hộ họ Thôi: Tỏ vẻ khép nép, đáng thương, để kêu oan

- Diêm Vương: Nghe theo lời tố cáo của tên tướng giặc, trách mắng, phán Tử Văn ngoan cố, bướng bỉnh

- Thái độ của Tử Văn:

   + Điềm nhiên, không kinh hãi trước cảnh Minh ti rùng rợn

   + Một mực kêu oan, điềm tĩnh, cứng cỏi trước uy quyền của Diêm Vương và sự xảo trá giả tạo của tên tướng giặc

b. Chặng 2: Tử Văn vạch trần tội ác của tên tướng giặc

- Khi tranh cãi, biết mình yếu thế, tên bách hộ Thôi sợ hãi, tỏ vẻ giả nhân giả nghĩa xin giảm án cho Tử Văn.

- Tử Văn không chịu bỏ cuộc, xin Diêm Vương cho người xuống tản Viên chứng thực

- Diêm Vương: Chứng thức và tin lời Ngô Tử Văn, xử cho Tử Văn thắng kiện.

→Cuộc đấu tranh đã bộc lộ khí phách, sự thông minh, cam đảm, quyết liệt của Ngô Tử Văn trên hành trình đòi lại công lí

→Làm rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa, xảo trá, giả tạo của hồn ma tên tướng giặc.

→Kết quả của cuộc chiến cho thấy ước mơ về sự công bằng của nhân dân.

4. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên

- Là phẩn thưởng cho sự khẳng khái, cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn.

- Diệt trừ tận gốc cái ác, lấy lại danh dự cho thổ công, làm sáng tỏ nỗi oan khuất cho Ngô Tử Văn

- Gửi gắm khát vọng của nhân dân về một vị quan chính trực, thanh liêm.

- Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người quen cũ: Thể hiện niềm tin về một vị quan tốt, giúp nước, giúp dân.

5. Ý nghĩa, bài học

a. Ý nghĩa của truyện

- Thể hiện niềm tin vào công lí, ước mơ về một xã hội công bằng ở hiền gặp lành, ác giả ác báo

- Phản ánh hiện tượng oan trái, bất công của xã hội đương thời

- Phê phán thói tham nhũng, lộng quyền của quan lại đương thời

- Phê phán sự hèn nhát không dám đứng lên đấu tranh bảo vệ lẽ phải của một bộ phận quan lại và nhân dân

b. Bài học

- Cần dũng cảm đứng lên đấu tranh bảo vệ công lí và lẽ phải.

- Có niềm tin vào lẽ phải: Thiện thắng ác

6. Đặc sắc nghệ thuật

- Sự kếp hợp giữa bút pháp thực và ảo, mượn truyện kì ảo để nói truyện thực ở đời vì thế nó mang giá trị thời đại

- Cốt truyện kịch tính, hấp dẫn với kết cấu logic có mở đầu, thắt nút, cao trào, mở nút

- Lựa chọn tình tiết li kì, lôi cuốn

- Xây dựng tính cách nhân vật qua lời nói và hành động

III. Kết bài

- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

- Trình bày suy nghĩ của bản thân về tác phẩm: Đem lại sự thích thú cho người đọc bởi người tốt đã được đền đáp xứng đáng, kẻ ác bị trùng trị

Mẫu 3

Mở bài

– Giới thiệu tác phẩm và đánh giá sơ bộ vài nét về nội dung và nghệ thuật (hoàn cảnh ra đời, những sự việc xảy ra với nhân vật chính).

Thân bài

– Kể diễn biến sự việc trong tác phẩm, hoàn cảnh chiến tranh nên hai cha con ông Sáu phải xa nhau, đó là một sự mất mát mà nhiều gia đình gặp phải do chiến tranh.

– Tình cảm hai cha con có những lúc hiểu lầm đo bé Thu rất bướng bỉnh, lạnh lùng.

– Ngược lại sự lạnh lùng của con, ông Sáu khao khát được gần gũi chăm sóc cho con bé, không được con đón nhận, ông Sáu vẫn phải lên đường ra mặt trận.

– Khi biết ông Sáu chính là ba của mình, bé Thu rất yêu thương cha, nó thét gọi ba lúc chia tay.

– Ngoài mặt trận, người cha đã gửi tình thương và nỗi nhớ con gái qua việc chạm khắc tỉ mỉ chiếc lược ngà.

– Với nghệ thuật tạo tình huống và kể chuyện đặc sắc từ người thứ ba xưng “tôi” khiến câu chuyện như có thật và cảm động.

Kết bài

– Tình cha con thật thiêng liêng và cảm động, trong hoàn cảnh chiến tranh thì thì tình cha càng làm xúc động trái tim người đọc.

Mẫu 4

a. Mở bài

* Kim Lân thuộc lớp các nhà văn thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện thể hiện thành công tình yêu nước thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

b. Thân bài

1. Truyện ngắn Làng biểu hiện tình cảm yêu quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hòa nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.

2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả sinh động tình cảm, tâm lí nhân vật ông Hai. Ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính riêng.

a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thống trong ông Hai.

– Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.

– Cái làng đó với người nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sông vật chất và tinh thần.

b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.

– Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng cửa quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ làng.

– Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi.

c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.

– Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.

– Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ. Ồng giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.

– Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà.

-> Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muôn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.

– Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông Vút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ.

-> Qua đó, ta thấy rõ:

– Tình yêu sâu nặng đôi với làng chợ Dầu truyền thông.

– Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến.

d.Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.

– Ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.

– Việc ông kể rành rọt về trận chông càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.

3.Nhân vật ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.

– Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

– Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.

Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.

c. Kết bài:

– Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thìa tình yêu làng, yêu nước của những người nông dân lao động bình thường.

– Sự mở rộng và thông nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chông Pháp đã chú trọng làm nổi bật.

– Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.

Mẫu 5

Tìm hiểu đề:

– Thể loại: Nghị luận truyện.

– Vấn đề nghị luận: Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Hướng dẫn lập dàn ý.

a. Mở bài:

– Tác giả: Nguyễn Thành Long là nhà văn tham gia viết văn từ kháng chiến chông Pháp. Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.

– Tác phẩm: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được ra đời sau chuyến đi thực tế của tác giả vào năm 1970.

– Giới thiệu nhân vật: Trong tác phẩm anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu – nhân vật chính của tác phẩm đã kể lại cho chúng ta những ấn tượng khó quên.

b. Thân bài:

1. Hoàn cảnh sông và làm việc của anh thanh niên.

– Anh thanh niên một mình sống trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600m. Bốn bề chỉ có cây và mây núi Sa Pa.

– Công việc của anh là “đo gió”, “đo mưa”, “đo nắng”, “đo chấn động mặt đất”.

-> Công việc tuy không vất vả nhưng đòi hỏi con người phải có tinh thần trách nhiệm rất cao, tỉ mỉ, chính xác.

– Nhưng nỗi vất vả nhất mà anh thanh niên phải vượt qua đó là sự cô đơn, chỉ có một mình anh với núi rừng Sa Pa.

2. Nhân vật anh thanh niên có một tấm lòng yêu nghề yêu đời và tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình:

– Vậy mà anh rất yêu công việc. Anh đã tâm sự với ông họa sĩ “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao lại gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu vẫn gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế dấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.

– Anh cũng có những suy nghĩ rất đúng về hạnh phúc của cuộc đời: Một lần do phát hiện ra đám mây khô, anh đã góp phần với không quân ta bắn rơi bao máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Nghe tin ấy, anh cảm thấy cuộc đời của mình thật là hạnh phúc.

– Người thanh niên ham mê công việc, biết sắp xếp lo toan cuộc sông riêng ngăn nắp ổn định: Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh lại xuống đường tìm gặp bác lái xe để trò chuyện cho nguôi nỗi nhớ nhà, vơi bớt nỗi cô đơn.

3. Anh Thanh niên còn là một nhân vật ở nỗi “thèm” người, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo:

– Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu, lòng mến khách nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ.

+ Anh biếu bác lái xe củ tam thất để mang về cho vợ bác mới ốm dậy.

+ Anh mừng quýnh đón quyển sách bác mới mua hộ.

+ Anh hồ hởi đón mọi người lên thăm nhà mình hồn nhiên kể về công việc cuộc sông của mình, của bạn bè nơi SaPa lặng lẽ.

-> Có lẽ, chúng ta khó có thể quên được việc làm đầu tiên khi mọi người lên thăm nhà: hái một bó hoa rực rỡ tặng người con gái chưa hề quen biết.

4. Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đái nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn:

– Anh luôn cảm thấy những đóng góp của mình là bình thường nhỏ bé so với những người khách bởi thế anh ngượng ngùng khi ông họa sĩ già phác thảo chân dung của mình vào cuốn sổ tay.

– Con người khiêm tốn ấy còn hào hứng giới thiệu cho họa sĩ nhưng người đáng để vẽ hơn mình đó là bác kĩ sư vườn rau và anh cán bộ nghiên cứu sét.

c. Kết bài

– Bằng cốt truyện nhẹ nhàng, chi tiết chân thực tinh tế, Nguyễn Thành Long đã kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa Pa lặng lẽ. Đế từ đó chúng ta thêm yêu mến một con người bình thường nhưng thật đáng yêu.

– Với truyện ngắn này, nhà văn muôn nói với chúng ta một điều: “trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự củ kĩ của Sa Pa. Sa Pa nói đến người đã nghĩ tới sự nghỉ ngơi, đã có những con người đang sống và cống hiến như vậy cho đất nước”. Mà tiêu biểu là anh thanh niên.

Mẫu 6

I. Mở bài

– “Vang bóng một thời” gồm mười một truyện viết về một thời đã xa, nay chỉ còn vang bóng. Qua tập truyện, Nguyễn Tuân đã bày tỏ sự bất hòa sâu sắc đối với xã hội buổi giao thời cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở nước ta và ca ngợi những nhà nho tài hoa không chịu vứt bỏ lương tâm, chạy theo danh lợi, vẫn giữ thiên lương cao đẹp.

– Một trong những nhân vật tiêu biểu là Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.

II. Thân bài

1. Con người mang nét đẹp của tư thế, khí phách

Bằng một thứ văn xuôi điêu luyện gợi được không khí cổ kính của một thời đã qua, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công những nét tính cách nhân vật.

a. Một con người tự trọng, sống hiên ngang bất khuất.

– Tự trọng, không ham quyền và hám lợi: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.

– Hiên ngang bất khuất: “… những người chọc trời quấy nước, đến trên đầu người tu, người ta cũng còn chẳng biết ai nữa…”

b. Chí lớn không thành, coi thường gian khổ, kể cả cái chết

– Chống lại triều đình, bị bắt giam tử ngục, vẫn coi thường: “Đến cái cảnh chết chém, ông cũng chẳng sợ nữa …”

– Có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng: Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình, dù đang bị giam cầm.

c. Khinh bỉ những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị.

– Dưới mắt ông, chúng chỉ là là tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng, dù ở giữa cảnh tàn nhẫn, lừa lọc, giữa một dõng cặn bã.

– Thái độ và ngôn ngữ nhân vật cực kì khinh bạc. Sau khi viên quản ngục khép nép hỏi Huấn Cao có cần gì nữa không, ông đã trả lời rất thản nhiên: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ cần có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Khí phách đó, tư thế đó luôn luôn hiên ngang lồng lộng giữa cái nền xám xịt của ngục tù.

2. Con người mang nét đẹp của tâm hồn, tài hoa

a. Tâm hồn cao quý

Huấn Cao ca ngợi thiên lương, tức là cái bản chất tốt đẹp của con người: “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã… Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của nhân vật Huấn Cao vậy.

b. Yêu cái đẹp và cảm thông với người yêu quý cái đẹp.

Huấn Cao kiêu bạc là thế, nhưng khi hiểu được tấm lòng chân thành của ngục quan, ông vui vẻ nhận cho chữ, mà còn tỏ ra cảm động: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

c. Rất mực tài hoa

– Thư pháp (phép viết chữ, nghệ thuật viết chữ Hán) vốn là một thú tao nhã của người xưa, bên cạnh cầm, kỳ, thi, họa. Ông Huấn có tài viết chữ đẹp, “vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.

– Cái tài hoa ấy chỉ dành riêng cho người tri kỷ: “Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”. Và lần này như một ngoại lệ, ông cho chữ viên quản ngục, vì “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người”.

– Con người ấy đã thực hiện lời hứa với viên quản ngục, thể hiện cái tài hoa tuyệt thế của mình trong một khung cảnh đầy xúc động. Bằng hiện pháp đối lập, Nguyễn Tuân đã làm toát lên chủ đề của truyện trong đoạn cuối truyện.

– Cái cao đẹp (viết chữ vốn là một việc thanh cao, long trọng, với lụa tràng, mực thắm, nét chữ vuông tươi tắn) đối lập với cái dơ bẩn (cảnh buồng nhà ngục tối, chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián).

– Hình ảnh kì vĩ của người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ đối lập với hình ảnh co ro của thầy thơ lại run run bưng chậu mực và của viên quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ… chắp tay vái người tù một vái.

=> Tất cả thể hiện ý nghĩa sâu sắc: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị, giữa mảnh đất chết (nhà ngục), bởi một con người sắp chết (tử tội Huấn Cao). Còn lời Huấn Cao khuyên viên quản ngục lại mang ý nghĩa bổ sung: cái đẹp không thể cũng sống chung với tội ác.

3. Đánh giá về hình tượng Huấn Cao

- Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù tượng trưng cho cái đẹp của khí phách, của tài hoa hòa hợp cái đẹp của thiên lương.

- Nhân vật Huấn Cao, cũng như nhiều nhân vật chính diện khác trong Vang bóng một thời, nhất thiết phải là một con người tài hoa. Song ở Huấn Cao, bên cạnh cái tài hoa, còn có vẻ đẹp khí phách của một con người có trách nhiệm đối với thời cuộc và cái đẹp của thiên lương. Đó cũng là nét độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao, so với các nhân vật khác trong Vang bóng một thời.

III. Kết bài

- Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” mang tính cổ kính qua hệ thống ngôn ngữ, lối suy nghĩ, cung cách đối xử… toát lên không khí của một thời mà nay đã thành vang bóng. Nghệ thuật ấy cũng mang tính hiện đại với nhưng đoạn phân tích ý nghĩa sâu kín, diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế.

- Nhân vật Huấn Cao, con người có trách nhiệm đối với đất nước, hiện lên trong truyện với một thái độ tôn sùng của Nguyễn Tuân. Đây cũng là sự giãi bày kín đáo niềm “… khát khao theo đuổi một lý tưởng cao cả của người thanh niên Nguyễn Tuân khi mới bước chân vào đời”. (Trường Chinh).

Mẫu 7

I. Mở bài:

- Giới thiệu chung về vấn đề:

"Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân là một trong những truyện ngắn xuất sắc và nổi tiếng, đem đến nhiều ấn tượng đối với bạn đọc bao thế hệ. Trong truyện, cùng với hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhân vật viên quản ngục cũng là một hình tượng được Nguyễn Tuân dành nhiều tâm huyết, tình cảm để xây dựng, qua đó hiểu hơn những những bài học nhân sinh sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm đồng thời chia sẻ, đồng cảm với những quan niệm, suy nghĩ về con người, cuộc đời và nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

II. Thân bài:

1. Con người viên quản ngục thể hiện qua cách ứng xử với Huấn Cao:

·        Viên quản ngục tình cờ biết người mình bấy lâu ngưỡng mộ chính là người tử tù đang trong tay mình nên đã bất chấp sinh mệnh bản thân để có thể đối xử biệt đãi với Huấn Cao. Hành động đó thể hiện "tấm lòng biệt nhỡn liên tài" vô cùng đáng trân trọng.

·        Khi bị Huấn Cao hiểu lầm, tỏ thái độ thách thức và buông những lời sỉ nhục, viên ngục quan vẫn cung kính giữ lễ.

·        Viên coi ngục "mong mỏi một ngày gần đây ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết thì sẽ nhờ ông viết cho mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã mua sẵn".

·        Khi nhận được tin dữ rằng Huấn Cao sắp sửa bị giải vào kinh chịu án, viên quản ngục tái nhợt người đi rồi vô cùng lo lắng, sợ nếu không xin được chữ Huấn Cao sẽ ân hận cả đời.

·        Đằng sau thân phận một ngục quan thấp bé, tầm thường là tâm hồn một người nghệ sĩ khát khao, say mê cái đẹp, một người dám bất chấp sinh mệnh để bảo lưu gìn giữ cái đẹp.

·        Viên quản ngục sống trong bóng tối nhà lao, sống giữa bộn bề bao cái xấu cái ác, cái chốn có thể tha hoá một con người lành thiện bất cứ lúc nào, tuy vậy vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng liên tài, nhân cách thanh cao.

·        Bởi vậy mà tử tù Huấn Cao đã đặt cho con người ấy một danh xưng thật tinh tế: "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ".

2. Con người viên quản ngục thể hiện ở lúc Huấn Cao cho chữ:

·        "Trong không khí khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ...", mỗi khi người tử tù viết xong một chữ là viên quản ngục lại " vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng".

·        Khi nghe những lời khuyên bảo của người tử tù mình luôn ngưỡng mộ và trân trọng, ngục quan cảm động, vái lạy người tù một vái, " chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh"".

·        Thông thường sự khúm núm cúi đầu hay những giọt nước mắt chảy xuống thường thể hiện sự hèn kém, yếu đuối, tầm thường nhưng đặt trong hoàn cảnh này, những biểu hiện, thái độ của người quản ngục lại không thể hiện điều đó.

·        Cả tư thế và tâm thế khi nhận chữ và lắng nghe lời khuyên của Huấn Cao đều rất thành kính trước cái đẹp, cái thiên lương, cái khí phách cao cả.

·        Sự khúm núm và cái cúi đầu không thực sự yếu đuối, ủy mị, hèn kém mà nó lại giống như những điểm nhấn càng làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách của một tâm hồn thánh thiện.

·        Cái cúi đầu của quản ngục gợi ta nghĩ tới cái cúi đầu của Cao Bá Quát trước hoa mai hay một câu nói vô cùng nổi tiếng của V.Hugo: "Trước một trí tuệ vĩ đại, tôi cúi đầu. Trước một trái tim vĩ đại, tôi quỳ gối".

·        Qua hành động, những cách ứng xử của viên quản ngục, ta càng thêm hiểu và trân trọng hơn nhân vật này, từ đó cũng phần nào thấm thía hơn một quan niệm nhân sinh sâu sắc mà tác giả gửi gắm: "Trong thẳm sâu mỗi con người đều ẩn chứa một tâm hồn nghệ sĩ biết hướng tới cái đẹp, khát khao ánh sáng cái đẹp bởi vậy mà mỗi chúng ta hãy nhìn sâu vào tâm hồn con người để nắm bắt ánh sáng thiên lương vì có những khi trong môi trường của cái xấu và cái ác, cái đẹp không lụi tàn mà có thể đẩy lùi cái xấu, cái ác và tồn tại một cách thật mạnh mẽ, bền bỉ.

III. Kết bài:

·        Nêu khái quát lại những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân đối với nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm.

·        Khẳng định tài năng và tấm lòng của tác giả Nguyễn Tuấn.

Trong bất kì một tác phẩm văn học đặc sắc nào luôn có những nhân vật gây ấn tượng sâu sắc với người đọc, qua hình tượng nhân vật ấy người ta hiểu hơn những thông điệp tác giả gửi gắm, hiểu hơn còn người, tấm lòng và tài năng của người nghệ sĩ chắp bút tạo nên tác phẩm. Bên cạnh nhân vật Huấn Cao thì viên quản ngục trong truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân cũng là một nhân vật như vậy.

Mẫu 8

I. Mở bài

Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo. Có người đã cho rằng mỗi sáng tác của ông như đóng một dấu triện riêng. Tuy nhiên, điều thú vị là, dấu ấn này không phải qua vài tác phẩm mới bộc lộ, mà ngay từ tập truyện ngắn đầu tay Vang bóng một thời (1940) đã được in đậm. Chữ người tử tù là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Tuân nằm trong tập truyện trên. Người đọc có thể nhận ra những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của tác giả bậc thầy này qua cảnh cho chữ độc đáo của thiên truyện.

II. Thân bài

1. Khái quát về tác phẩm Chữ người tử tù

Chữ người tử tù là truyện ngắn hội tụ nhiều cái “nhất” trong sự nghiệp của Nguyễn Tuân: Có nhân vật đẹp nhất (Huấn Cao), nhân vật lạ nhất (Quản ngục), cảnh độc đáo nhất (cảnh cho chữ). Đương nhiên, với tất cả những điều ấy, truyện ngắn này cũng có một vị trí đặc biệt, mọi người đều thống nhất rằng đây là một trong những truyện hay nhất trong Vang bóng một thời (1940) – tập truyện ngắn đầu tay của nhà văn đã được Tự lực văn đoàn trao giải. Câu chuyện xoay quanh những ngày cuối đời, trong biệt giam của Huấn Cao trước khi về kinh thụ án. Vẻ đẹp của nhân vật này, tư tưởng của thiên truyện đều tỏa sáng rực rỡ trong cảnh cho chữ, khi Huấn Cao viết tặng Quản ngục bức châm -“tiếng hát thiên nga” của một đời tài hoa. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng ở cảnh này, mọi nét đậm nhất trong phong cách của Nguyễn Tuân đã tụ lại.

2. Khái quát về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

- Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách độc đáo. Có thể thấy những nét nổi bật như sau:

·        Luôn nhìn các sự vật hiện tượng từ độ văn hóa, thẩm mỹ.

·        Luôn nhìn con ...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K