Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Theo em, vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay?

Theo em, vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay?

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
11
0
0
Phạm Minh Trí
13/09 11:39:52

Mẫu 1

Theo em vấn đề đặt trong truyện ngắn này là những hậu quả của chiến tranh để lại sau khi giành độc lập dân tộc, người lính Bộ đội Cụ Hồ trở về quê hương.

     Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp,... Văn học hé mở khát vọng bức thiết, đòi hỏi quan tâm đến mỗi số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân. Cái tôi trữ tình tìm thấy tiếng nói khác đầy ắp tâm trạng, nỗi trăn trở, sự day dứt, lo âu đầy trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc, về hy sinh, mất mát, về nhu cầu, khát vọng của con người. Đó chính là cơ sở để thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975.

Mẫu 2

Thông qua truyện ngắn Người ở bến sông Châu của nhà văn Sương Nguyệt Minh, đã cho em thấy sự nghiệt ngã về cuộc chiến tranh để lại thông qua hình ảnh người phụ nữ. Đó là một người phụ nữ rất đẹp, rất sắc sảo thông minh, đầy lòng nhân hậu vị tha... Nhưng người phụ nữ ấy có "định mệnh của nàng Kiều", nỗi đau thân thế cứ vây hãm cuộc đời của họ. Chiến tranh đã cướp đi tất cả: tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc và mài mòn dần những gì còn sót lại của người phụ nữ trở về sau chiến tranh. Chưa bao giờ, trong văn học Việt Nam xuất hiện người phụ nữ trở về sau chiến tranh lại bi thương đến vậy. Đành rằng hiện thực chiến tranh còn bi thảm hơn thế, nhưng những gì từ trước mà thế hệ trẻ ngày hôm nay biết được đều mang vẻ bi tráng hào hùng. 

Mẫu 3

Truyện ngắn Người ở bến sông Châu để lại những bài học thấm đượm giá trị nhân văn sâu sắc. Truyện ngắn như phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi con người không những phải chịu đựng những mất mát về thể xác mà còn phải chịu những nỗi đau về tinh thần. Như dì Mây trong câu chuyện, hoàn cảnh chiến tranh đã cướp đi tuổi thanh xuân, mối tình đẹp đẽ dang dở của dì. Từ câu chuyện đó như một bài học với những người trẻ chúng ta, chúng ta thật may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình độc lập, không còn bom đạn, chia li. Chính vì vậy chúng ta cần biết trân trọng những gì mình đang có và biết ơn những người đi trước họ đã hi sinh cuộc đời mình để đất nước được hòa bình, hạnh phúc. 

Mẫu 4

Truyện không chủ ý viết về chiến tranh, bom đạn; về những gian khổ, hi sinh của người nữ chiến sĩ ở chiến trường. Truyện tập trung kể về sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh phi thường, phẩm chất tốt đẹp của người nữ thương binh giữa đời thường. Mây, người nữ chiến sĩ quân y Trường Sơn, vốn đã chịu thương tật vì bom đạn, nay trở về quê hương đúng ngày người yêu đi lấy vợ, phải nhận thêm chấn thương tinh thần đau đớn, dai dẳng. Không muốn một người phụ nữ nữa (cô Thanh) phải chịu đau khổ như mình, dì Mây chấp nhận rời xa chú San, lặng lẽ sống nơi lều cỏ bên bến sông Châu. Người phụ nữ ấy không gục ngã vì hai lần đau đớn, vì sự trớ trêu của số phận. Bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, chị đã hoà nhập vào đời sống, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời.

Bản lĩnh và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây thật đáng ngưỡng mộ. Cuộc sống hôm nay, tuy không còn chiến tranh, bom đạn, nhưng nghị lực phi thường và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây có sức mạnh cổ vũ mọi người can đảm đối mặt và sẵn sàng vượt qua những những tình huống khó khăn trong cuộc sống, có ý chí vươn lên làm người tốt, sống có ích giữa cuộc đời.

Mẫu 5

Truyện ngắn Người ở bến sông Châu để lại những bài học thấm đượm giá trị nhân văn sâu sắc. Truyện ngắn như phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi con người không những phải chịu đựng những mất mát về thể xác mà còn phải chịu những nỗi đau về tinh thần. Như dì Mây trong câu chuyện, hoàn cảnh chiến tranh đã cướp đi tuổi thanh xuân, mối tình đẹp đẽ dang dở của dì. Từ câu chuyện đó như một bài học với những người trẻ chúng ta, chúng ta thật may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình độc lập, không còn bom đạn, chia li. Chính vì vậy chúng ta cần biết trân trọng những gì mình đang có và biết ơn những người đi trước họ đã hi sinh cuộc đời mình để đất nước được hòa bình, hạnh phúc.

Mẫu 6

Chiến tranh xảy ra giúp cho dân tộc ta có một nền độc lập, hòa bình như ngày hôm nay cũng để lại rất nhiều hệ lụy, đau thương, chia rẽ với số phận con người. Câu chuyện “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Nguyệt Minh nói về nỗi đau của người phụ nữ thời kì chiến tranh kết thúc, mất đi đôi chân, mất đi bạn đời và đồng đội, đó chính là cô ý tá Mây dũng cảm, nhân hậu. Bên cạnh đó cũng nói lên dấu vết bi thương lên số phận của mỗi con người. Mở đầu câu chuyện là cảnh dì Mây khoắc ba lô về Làng với một chân bị mất khi gia đình đã nhận được giấy báo tử của cô. Ngày cô trở về cũng chính là ngày chú San, người tình năm nao của cô đi lấy vợ. Anh xin cô nối lại tình xưa vì anh tưởng cô đã hi sinh trên chiến trường nên mới đi lấy vợ nhưng Mây không đồng ý vì cô thương cho số phận của mình, chiến tranh đã lấy đi tuổi trẻ, nhân sắc, còn nhẫn tâm lấy đi cả tình yêu của cuộc đời cô. Những ngày sau đó, trái ngược với niềm vui vô bờ bến của ra đình và mọi người khi Mây trở về, tâm trạng của cô lúc nào cũng nghèn nghẹn. Khi vợ chú San đẻ cạn nước ối, chính dì Mây đã là người đỡ đẻ, xong xuôi mọi thứ Mây gục ngã xuống bàn khóc nức nở. Cô không chấp nhận lời đề nghị sẽ bù đắp cho cô suốt quãng đời còn lại của trinh sát Quang mà cô gặp trên chiến trường đã tìm về tận quê của cô. Cô chọn chăm sóc cho con của thằng Cún vì thím Ba mẹ của nó vì đun te vướng bom bi nên qua đời. Với bút pháp miêu tả tài tình cùng cách xây dựng cốt chuyện thú vị, tác giả để lại ấn tượng mạnh cho người đọc thấu hiểu được vết thương lòng của người con gái thời chinh chiến xoay quanh cuộc đời của dì Mây cũng như hiện thực về làng quê, từ đó nói lên nỗi niềm cảm thông với người phụ nữ như dì Mây hi sinh tuổi trẻ để bảo vệ tổ quốc và tinh thần đoàn kết gắn bó, yêu nước, yêu dân tộc giữa người với người.

Mẫu 7

Câu chuyện “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Nguyệt Minh kể về nỗi đau của người phụ nữ hi sinh cả thanh xuân, tình yêu để cống hiến cho tổ quốc đó chính là cô y tá Mây với vẻ đẹp vị tha, nhân hậu. Sự việc đầu tiên là cảnh Dì mây trở về làng đúng ngày chú San đi lấy vợ, chú lấy cô giáo thanh. Biết tin cô trở về mọi người vui mừng lắm nhưng cô lại nghẹn cứng ở trong lòng. Khi chú San sang xin lỗi và muốn làm lại từ đầu với cô nhưng cô nhất quyết không đồng ý vì cuộc đời cô đã khổ đủ rồi. Từ lúc chuyển về bến sông Châu, tâm trạng của Mây buồn lắm, lúc nào cô cũng bơ vơ, thơ thẩn. Khi trạm xá được xây vì thiếu người nên Mây lại quay trở về làm công việc cũ. Trong đêm mưa tầm tã, dì Mây khoác áo mưa để đi đỡ đẻ cho vợ chú San mặc kệ dì Ba ngăn cản, xong xuôi, dì Mây gục ngã xuống bàn khóc tức tưởi, có lẽ cô khóc thương cho chính số phận bi ai của mình. Khi anh trinh sát Quang cùng làm việc với dì Mây ở chiến trường tìm về tận quê để xin được chăm sóc, bù đắp cho cô nhưng cô không đồng ý mà chọn chăm sóc cho con của thím Ba, tiếng ru của cô lúc trầm, lúc nghèn nghẹn, sau êm ái, bao la làm khuấy động sâu tận con tim của những người lính. Với cách xây dựng cốt truyện đơn giản mà lại độc đáo giúp tác giả tạo ấn tượng mạnh trong lòng độc giả. Bộc lộ tính cách nhân vật dì Mây hiện lên là một người có phẩm chất cao thượng, tốt đẹp. Dì Mây đại diện cho những người con gái vượt qua chiến tranh mạnh mẽ, bất khuất, ngập tràn tình thương yêu và lòng vị tha vô bờ bến. Qua đó cũng nói lên tinh thần đoàn kết, lòng yêu dân tộc nồng nàn trước những nghịch cảnh của chiến tranh để lại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×