Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! - Mẫu 1
Xem người ta kìa là câu nói mà các mẹ thường mong ước, muốn con mình không thua kém ai cả. Thế nhưng sự khác nhau về ngoại hình, giọng nói, tính cách, thói quen, sở thích,… tạo nên sự hấp dẫn. Chính cái chỗ giống nhau nhất của mọi người là không ai giống ai. Sự độc đáo của cá nhân mang đến sự phong phú cho tập thể. Chúng ta càn biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt.
Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! - Mẫu 2
Ngày bé, khi mẹ của nhân vật tôi luôn muốn muốn tôi làm sao để không thua kém ai, mẹ luôn nói “Xem người ta kìa!” khiến tôi không thoải mái chút nào. Sau này lớn lên, tôi hiểu rằng lời trách cứ của mẹ là có lí vì mẹ yêu thương và luôn muốn tôi trở nên giỏi giang, hoàn hảo. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta nên biết giữ lại cái riêng, tôn trọng sự khác biệt và hãy khác, hãy hay theo cách của mình.
Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! - Mẫu 3
Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng xác đáng cùng cách trao đổi vấn đề mở, hướng tới đối thoại với người đọc. Bài văn Xem người ta kìa! bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan.
Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! - Mẫu 4
Nhân vật tôi luôn thấy khó chịu mỗi lần bị mẹ so sánh với người khác bằng những câu như: “ Xem người ta kìa!”, “Có ai như thế không?”… Sau này khi mẹ đã khuất nhân vật tôi hiểu rằng những lần nói như vậy là mong mình bằng chị, bằng em, không làm xấu mặt gia đình đó là điều người mẹ nào cũng mong muốn. Mà trong thực tế cũng có rất nhiều tấm gương vượt lên chính mình nhờ noi gương những người xuất chúng. Nhưng nhân vật tôi thì luôn nghĩ rằng thế giới này muôn hình muôn vẻ ai cũng cần hòa nhập nhưng sự hòa nhập cũng cần có lối riêng. Mỗi người cần phải được tôn trọng sự khác biệt có như vậy tập thể mới trở nên phong phú, đa dạng nhiều màu sắc. Và những người lớn nên thay đổi những câu kiểu “Xem người ta kìa” thành “Người ta đã khác, đã hay như thế sao mình lại không khác không hay theo cách của riêng mình”
Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! - Mẫu 5
Văn bản nhằm giới thiệu vấn đề xảy ra nhiều trong thực tế cuộc sống. Qua đó tác giả chứng minh ai cũng có đặc điểm riêng cần tôn trọng và phát huy những đặc điểm riêng khác đó.
Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! - Mẫu 6
Xem người ta kìa! bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người.
Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! - Mẫu 7
Trong văn bản Xem người ta kìa!, tác giả Lạc Thanh đã phân tích và lập luận một cách xác đáng về vấn đề so sánh con cái của mình với con cái người khác. Xem người ta kìa! là câu nói cửa miệng của nhiều phụ huynh nhưng đôi khi lại ảnh hưởng đến con trẻ và vô tình khiến con trẻ mất đi nét riêng của mình.
Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! - Mẫu 8
Tác giả đã vào đề một cách đặc biệt, thu hút người đọc: vào đề bằng lời kể về câu chuyện của mẹ với mình. Với luận điểm thứ nhất, tác giả giải thích đây là mong muốn của các bà mẹ đối với con cái với hi vọng con được thành công như người khác, “người khác” ở đây chính là những người hoàn hảo, mười phân vẹn mười. Trong luận điểm thứ hai, tác giả đã khẳng định mỗi người đều khác nhau và có những thế mạnh riêng biệt, không ai giống ai cả và điều đó làm nên một xã hội đa dạng, nhiều màu sắc. Trong phần kết thúc, tác giả đã tạo nên một sự đối thoại đặc biệt khi kết thúc bằng câu hỏi để bạn đọc suy ngẫm về ý kiến mà tác giả đưa ra.
Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! - Mẫu 9
Có thể chia văn bản thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến ...không ước mong điều đó?): Giới thiệu vấn đề
- Phần 2 (Tiếp theo đến ...gạt bỏ cái riêng của từng người): Chứng minh ai cũng có đặc điểm riêng
- Phần 3 (Còn lại): Khẳng định lại vấn đề
Tóm tắt tác phẩm Xem người ta kìa! - Mẫu 10
Bài văn “Xem người ta kìa!” bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không hòa tan.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |