Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài tham khảo 1:
1. Về thuật ngữ:
Cách gọi “Thần thoại Việt Nam” nhằm để giới hạn một biên giới hành chính của một quốc gia hiện đại để trình bày – có tính hồi cố – kho tàng thần thoại của nhiều dân tộc khác nhau ở Việt Nam (54 dân tộc và người Việt chiếm 90%) mà ở đó chưa thật sự có sự đồng nhất về hình thái kinh tế xã hội. Tuy nhiên, các dân tộc đã tồn tại khá ổn định trong chiều dài lịch sử, có nhiều mối quan hệ tiếp xúc về văn hóa và cội nguồn.
“Thần thoại Việt Nam” với thời kỳ phồn thịnh của nó đã một đi không trở lại Việc dựng được bức tranh chân thực, chính xác một cách tuyệt đối của thần thoại Việt Nam là một việc làm không thể. Tuy nhiên bằng sự nổ lực cùng tình yêu và lòng tự hào về vốn quý văn hóa dân gian Việt Nam nói chung và thần thoại Việt Nam nói riêng, các nhà nghiên cứu đã ít nhiều phác họa được Kho tàng thần thoại Việt Nam. Và để làm được điều này, một công việc tốn rất nhiều thời gian và tâm sức, các nhà nghiên cứu đã dựng lại từ nhiều nguồn tài liệu về dân tộc học và các loại hình nghệ thuật dân gian khác.
2. Nội dung của thần thoại Việt Nam:
2.1. Phản ảnh quan niệm và sự nhận thức về thế giới của người Việt cổ:
a. Hình dung về vũ trụ:
Do chưa có đủ điều kiện để nhận thức được đúng đắn, đầy đủ và chính xác về tự nhiên, về vũ trụ, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới, trong thời kỳ thơ ấu, đã sùng bái tự nhiên, coi tự nhiên như một thế lực siêu nhiên mà ở đó thế giới thần linh tồn tại, chi phối và điều khiển mọi thứ (Thần Trụ trời, Thần Mưa, Thần Gió…). Bản chất các thần đều là những hiện tượng, những sức mạnh có thực trong thế giới tự nhiên được thần linh hóa một cách vô ý thức theo quan niệm của người nguyên thủy. Vì thế, chức năng của các vị thần trong thần thoại luôn phù hợp và tương ứng với các hiện tượng tự nhiên tồn tại trong vũ trụ. Từ đó, người Việt cổ quan niệm về không gian vũ trụ gồm nhiều tầng cạnh nhau, đan xen lẫn nhau. Có lẽ từ sự quan sát mặt đất, sông ngòi, rừng núi, biển cả, bầu trời…cộng với những sự tưởng tượng về những cái chưa biết tạo ra một sự hình dung khác lạ và độc đáo về vũ trụ như đã nói.
b. Hình dung về con người, loài người:
Tư duy nguyên hợp thần thoại là dùng con người để nhận thức tự nhiên và ngược lại, dùng tự nhiên để nhận thức mình. Điều này có liên quan đến các quan niệm thời nguyên thủy (như đã nêu ở phần trên), đặc biệt là vật tổ Tôtem. Lý giải nguồn gốc của con người theo tín ngưỡng Tôtem, motip quả bầu mẹ hoặc trứng thiêng sinh ra loài người hiện nay là một minh chứng tiêu biểu.
Trong đó, motip về Quả bầu mẹ là một bước phát triển cao hơn (Ở Việt Nam có hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu từ Tây Bắc xuống Trung bộ)
2.2. Cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hóa, thể hiện ước mơ khát vọng của con người:
Khác với sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, khát vọng ước mơ chinh phục tự nhiên của người xưa rất lớn lao, rất mãnh liệt và táo bạo. Cho dù nhận thức về tự nhiên của họ còn sơ sài, cách lý giải còn đơn giản và không ít sai lầm nhưng ít ra ta cũng nhận ra rằng người thời cổ rất quan tâm đến tự nhiên với bao nhiêu khao khát, băn khoăn, thắc mắc cần được giải tỏa. Trí tưởng tượng phong phú nhưng vô ý thức đã giúp họ thực hiện điều ấy một cách kỳ diệu. Một thế giới thần thoại được sáng tạo trong một niềm tin chân thành và tuyệt đối của người thời cổ. Và nói một cách nào đó, quá trình vươn lên tìm hiểu tự nhiên – đối tượng tác động trực tiếp và liên tục đến sự sinh tồn của họ – cũng đồng thời chính là quá trình đấu tranh chinh phục tự nhiên và tiếp theo là sáng tạo văn hóa. Vì thế, cái được phản ánh là hiện thực khách quan vẫn còn mờ nhạt nhưng những khát vọng, ước mơ chủ quan của con người thì rất thực, rất rõ ràng.
Truyện Thần Trụ trời giải thích về sự hình thành trời đất, vũ trụ – và tất nhiên là bằng sự tưởng tượng sai lầm, cái thế giới hỗn mang hiện ra rồi thay đổi dưới sự tác động của Thần Trụ trời, cũng có sông, có núi, có biển cả mênh mông, có ruộng đồng bát ngát…mà qua đó ta thấy rất rõ rằng người xưa đã sống, đã quan sát, tìm hiểu, để rồi lý giải theo cách riêng của mình với một khao khát hiểu biết mạnh mẽ, khoẻ khoắn.
Truyện Lúa Thần phản ánh ước mơ của cư dân trồng lúa nước, muốn có giống “lúa thần” cho năng suất phi thường và khi chín tự động bò về nhà cho người trồng đỡ phần vất vả. Phi thường nhưng giản dị, kỳ ảo mà hồn nhiên, đó là đặc điểm chung của sự thể hiện ước mơ và trí tưởng tượng của con người trong thần thoại.
3. Đặc điểm thi pháp:
Trước hết, ở phương thức phản ánh, thần thoại dùng phương thức tự sự. Ở thời kỳ nguyên thủy, khi mà người thời cổ chưa hề có ý thức làm nghệ thuật (nghệ thuật tự phát), thì thần thoại đã ra đời để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá và chinh phục thế giới tự nhiên. Vì vậy, không tránh khỏi so với các thể loại ra đời sau thần thoại như truyền thuyết, cổ tích… thì trình độ tự sự của thần thoại vẫn con thô sơ, đơn giản, non nớt. Tuy nhiên, bằng cách tiếp cận của thi pháp văn học dân gian, ta vẫn có thể thấy được một số đặc điểm thi pháp tiêu biểu của thần thoại, nhằm phân biệt với các thể loại khác, đặc biệt là truyền thuyết.
a. Cốt truyện:
Cốt truyện của thể loại thần thoại vẫn còn rất sơ sài đơn giản. Tuy gọi là “truyện” nhưng thật ra đến nay, đó chỉ là những “mẩu” có kết cấu lỏng lẽo mà qui mô và dung lượng còn rất nhỏ bé. Ví dụ các truyện Thần Mưa, Thần Gió, Thần Biển, Nữ Thần Mặt Trăng, Nữ Thần Mặt Trời…. Tất cả những truyện vừa nêu chỉ nhằm để giới thiệu nhân vật chính là thần Mưa, thần Gió, thần Biển….
về hình dáng, về công việc và những sai sót mà vì nó các vị thần đã vô tình gây ra thiên tai dưới trần gian. Đó cũng là cách để người xưa giải thích những hiện tượng tự nhiên này. Vì thế, truyện vẫn chưa có “truyện”. Truyện chỉ là những lời giới thiệu đơn thuần mà hầu như không hề có xung đột, mâu thuẫn, mối quan hệ với những nhân vật khác. Đơn giản bởi khi dân gian chỉ nhằm mục đích giải thích một cách vô cùng ngây thơ, chất phát các hiện tượng tự nhiên, họ không hề cố ý làm nghệ thuật để có ý định xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh. Niềm tin chân thành gởi vào những lời giải thích ấy chỉ dừng lại khi mục đích giải thích đã được làm thỏa mãn, bất kể có ảnh hưởng đến kết cấu hoàn chỉnh của một cốt truyện hay không. Và hiện tượng cốt truyện sơ sài đã trở nên phổ biến – đặc biệt là ở nhóm thần thoại suy nguyên.
Vì vậy có thể kết luận rằng, bản thân thần thoại, ra đời từ thời xa xưa nguyên thuỷ, chưa mang hình thức hoàn chỉnh của một cốt truyện. Ý thức xây dựng cốt truyện chưa có, người nguyên thủy chỉ nhằm mục đích giải thích và giải thích một cách rất đơn giản về tự nhiên mà thôi.
b. Nhân vật:
Như đã nêu trong phần khái niệm thần thoại, đơn vị cơ bản trong thần thoại là hình tượng “thần”. Thế giới của thần thoại là thế giới các vị thần. Và đương nhiên, nhân vật chính trong thần thoại là “ thần”.
Thực ra, nói cho chính xác hơn, nhân vật chính trong thần thoại chủ yếu là các hiện tượng, các sự vật trong tự nhiên được hình tượng hóa, nhân cách hóa và thần thánh hóa theo trí tưởng tượng của người nguyên thuỷ. Tên gọi của các thần hầu hết là tên của các sự vật hiện tượng ấy (Ví dụ: Mưa, gió, sấm, sét, mặt trăng, mặt trời…)
Có một điểm chung nổi bật trong khi nói đến các nhân vật chính trong thần thoại. Hình dáng của các thần hoặc không được miêu tả rõ ràng, hoặc chỉ có những nét thô phác. Nhưng tựu trung lại, nếu có, là dáng vẻ đồ sộ, kỳ vĩ tương xứng với các lực lượng siêu nhiên. Thần Trụ Trời thì “khổng lồ…chân thần dài không thể tả xiết” Thần Mưa “có thể giãn người dài ra hàng nghìn trượng”, Thần Biển có “thân hình rất to lớn, to lớn không thể nào ước lượng được”, Thần Sét thì mặt mũi rất đanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội…
Về tâm lý và tính cách, phần lớn các nhân vật đều không có hoặc không rõ nội tâm. Thần chỉ được miêu tả và khai thác ở “chức năng” nhất định nào đó. Các biểu hiện, các trạng thái tâm lý như vui, buồn, hờn, giận… nếu có, cũng chỉ để giải thích các hiện tượng khách quan như là qui luật tự nhiên. Chẳng hạn trạng thái tâm lý hay nhầm lẫn của thần Mưa. Không hút nước ở sông, biển lại hút nơi đồng ruộng cửa nhà làm hư hỏng, thiệt hại rất nhiều. Có lúc thần Mưa chỉ đi lo tưới nước cho những vùng hẻo lánh cách xa đại dương hàng vạn dặm mà quên hẳn các vùng đồng bằng ở sát ngay bờ biển. Tính cách ấy chỉ để nhằm lý giải các hiện tượng thiên tai mà thôi. Hay tính tình nóng nảy của thần Sét. Thần hay nổi cơn thịnh nộ và đã không ít lần vì thái độ nóng giận ấy mà đã có nhiều sinh mạng con người vô tội đã phải hy sinh….
c. Thời gian – không gian nghệ thuật:
Trong thần thoại, ý niệm về thời gian tuy đã có nhưng chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu. Thời gian thần thoại chưa thật cụ thể, rõ ràng và chưa có tính xác định. Khảo sát thi pháp thời gian thần thoại, ta thấy phổ biến yếu tố thời gian vĩnh hằng, bất tử (Kiếu như “Thuở ấy chưa có thế gian, cũng chưa có muôn vật và loài người” “không biết là bao lâu”…)
Tương tự, không gian trong thần thoại là không gian vô tận. Các thần hoạt động đi lại trên không trung một cách tự do, không có nơi nào cố định (Thần Trụ trời có thể bước từ vùng này qua vùng nọ; Thần Mưa thường xuống hạ giới rồi bay đi, có thể rất xa, phun nước cho cả thế gian ăn uống…)
Người kể lẫn người nghe thần thoại đều không có nhu cầu biết đến thời gian và không gian cụ thể xác định vì đó không phải là điều mà họ quan tâm. Cái họ quan tâm khi nghe chuyện là những hiện tượng tự nhiên, sự có mặt của muôn loài có nguồn gốc xuất phát từ đâu, nó được kiến giải như thế nào qua lăng kính của trí tưởng tượng phong phú và cách giải thích nào tạo nên sức thuyết phục cao nhất. Sự quan tâm này trong quá trình diễn xướng và lưu truyền đã làm nên sự khác biệt rất cơ bản giữa thần thoại và truyền thuyết.
d. Yếu tố tưởng tượng trong thần thoại:
Yếu tố tưởng tượng là nét nổi bật trong thần thoại và là điều kiện để thần thoại tồn tại và có giá trị vĩnh hằng mặc cho sự khắc nghiệt của dòng chảy thời gian. Các Mác đã nói “ Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối, nhào nặn những sức mạnh tự nhiên trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng. Thần thoại sẽ không còn nữa khi người ta đã thống trị được những sức mạnh ấy” (dẫn theo Hoàng Tiến Tựu – giáo trình CĐSP)
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là thần thoại chỉ đơn thuần là những câu chuyện kể hoang đường, không có thực. Thật ra, trí tưởng tượng của người xưa hoàn toàn dựa trên cơ sở hiện thực. Đọc thần thoại bằng một đôi mắt khác, ta sẽ nhận ra cuộc sống hiện thực của một thời xa xưa trong lịch sử loài người. Và bên cạnh việc phản ảnh hiện thực bằng trí tưởng tượng, thần thoại còn thể hiện yếu tố lãng mạn. Đó là khát vọng táo bạo muốn chinh phục tự nhiên bằng những khả năng kỳ diệu để hướng tới cuộc sống một cách tốt hơn. Và điều này là cơ sở cho sự tưởng tượng của nhân dân để tạo nên những hình tượng kỳ vĩ trong thần thoại.
(Nguồn tham khảo: Trần Tùng Chinh, Giáo trình văn học dân gian Việt Nam)
Bài tham khảo 2:
1. Khái niệm
- Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng cư dân thời cổ đại.
- Các dân tộc thiểu số nước ta hiện còn giữ được một kho tàng sử thi dân gian đồ sộ, có giá trị.
2. Đặc trưng
- Nội dung: Một thiên tự sự rộng lớn, thường kể về các sự kiện trọng đại trong quá khứ của một cộng đồng, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.
- Nghệ thuật:
Những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần. Nhân vật chính trong các sử thi thường là những người anh hùng có công lao với cộng đồng. Thời gian trong sử thi thường là thời gian của quá khứ; không gian trong sử thi thường là không gian chiến trận. Giọng điệu hào hùng, ngợi ca, thành kính và thiêng liêng. Sử dụng các yếu thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian (phóng đại, ước lệ…)3. Phân loại
Gồm 2 loại:
- Sử thi thần thoại:
Kể về sự hình thành thế giới và sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc và các vùng cư trú cổ đại của họ. Ví dụ: Đẻ đất đẻ nước (Mường), Ẳm ệt luông (Thái), Cây nêu thần (Mnông)...- Sử thi anh hùng:
Kể về cuộc đời và sự nghiệp của các tù trưởng anh hùng. Ví dụ: Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã (Ê-đê), Đăm Noi (Ba-na)...Bài tham khảo 3:
1. Khái niệm truyện cười
Cũng như những thể loại tự sự dân gian Việt Nam khác, truyện cười khá phong phú và đa dạng. Không thể không thừa nhận mối quan hệ khó phân định rõ ràng giữa truyện cười và một số thể loại tự sự dân gian khác như ngụ ngôn, cổ tích sinh hoạt (Điều này chúng tôi đã điểm qua khi đề cập đến thể loại cổ tích). Theo ông Hoàng Tiến Tựu, thuật ngữ truyện cười đã được giới nghiên cứu sử dụng như một thuật ngữ chuyên môn khoảng 4 thập kỷ nay để chỉ tất cả các hình thức truyện kể dân gian có tác dụng gây cười (như tên gọi của nó), lấy tiếng cười làm phương tiện khen chê và mua vui giải trí.
Nói đến những chức năng cơ bản như trên của truyện cười, thiết nghĩ cũng nên điểm qua một số tên gọi đi kèm theo chức năng ấy không thể tách rời. Đó là những thuật ngữ như truyện khôi hài, truyện tiếu lâm, truyện trào phúng, truyện châm biếm, đả kích, truyện Trạng… Tuy nhiên, nếu tiếp cận vào kho tư liệu phong phú của truyện cười, ta sẽ thấy mỗi một thuật ngữ vừa nêu, theo như tên gọi của nó, gắn với một tiểu loại truyện cười khác nhau.
Ví dụ như truyện khôi hài gắn liền với những truyện gây cười vô thưởng vô phạt, cười chỉ để cười, chất mua vui giải trí theo kiểu “một nụ cười mười thang thuốc bổ” chủ yếu để mang lại cho đời sống những niềm vui – có thể không sâu sắc – nhưng ít nhiều làm vơi bớt gánh nặng cơm áo nhọc nhằn của người dân lao động.
Truyện trào phúng, châm biếm, đả kích… thì đã đặt ra vấn đề phê phán. Tiếng cười vì vậy, không chỉ đơn thuần là tiếng cười giải trí mà đã có ý nghĩa xã hội hàm chứa bên trong. Nhưng như ý nghĩa của các từ châm biếm, trào phúng, đả kích cũng ít nhiều khác nhau về tính chất, mức độ, đối tượng. Có thể hiểu rằng tiểu loại này sẽ nhắm đến nhiều nội dung cười khác nhau, theo mức độ từ thấp đến cao, đối tượng từ cùng giai cấp đến các lực lượng giai cấp đối kháng. Đó có thể là những điều chưa tốt, chưa đẹp trong nội bộ nhân dân mà dân gian cười để xây dựng một nền tảng đạo đức hoàn thiện. Đó cũng có thể là những thói hư tật xấu của một bộ phận đại diện cho chế độ phong kiến – như những quái thai mà xã hội phong kiến đã đẻ ra. Ở đây là hình ảnh của các thầy đồ, thầy bói, thầy lang và cả thầy chùa. Tiếng cười như sự mỉa mai sâu cay mà thâm thúy nhằm gạn đục khơi trong để thanh lọc xã hội, trở về với những chuẩn mực rực rỡ lấp lánh của một thời đại phong kiến hoàng kim trong quá khứ. Và không dừng ở đó, tiếng cười của nhóm truyện này còn vạch mặt chỉ tên cả những ngôi vị đáng trọng nhất của cái gọi là xã hội phong kiến đương thời – bọn quan lại sâu dân mọt nước, bọn vua chúa bất tài vô dụng…
Còn nói đến truyện tiếu lâm thì có người chiết tự chữ Hán để giải thích rằng đó là “rừng cười” (Tiếu là cười, lâm là rừng?). Nhưng trong quá trình diễn xướng của loại truyện này, mỗi khi người kể bắt đầu cất lời cho “truyện tiếu lâm” của họ, tức là người nghe chuyện sắp được nghe những câu chuyện mà tính “tục” rất đậm đặc và tính chất “tục” của truyện trở thành thủ pháp chính để gây cười.
Thuật ngữ truyện Trạng là nói đến danh từ dùng theo thói quen của nhân dân. Nghĩa của thuật ngữ này cũng khá phong phú. Dựa vào các tài liệu nghiên cứu, ta có thể khái quát thành ba nét nghĩa như sau. Thứ nhất, truyện Trạng nhằm chỉ chung tất cả những mẩu chuyện mang tính giai thoại về những ông Trạng nổi tiếng có thực hoặc được coi là có thực (bao hàm cả những truyện Trạng nghiêm túc, không hề có yếu tố gây cười). Thứ hai, nét nghĩa hẹp hơn là chỉ những truyện kể hài hước về những nhân vật chính là Trạng. Cuối cùng, nghĩa cụ thể hơn của từ này là để chỉ chung tất cả những mẩu giai thoại hài hước về các nhân vật nổi tiếng ở địa phương, bao gồm cả những ông Trạng có thật trong lịch sử, cả những ông Trạng do nhân dân phong tặng hay cả những người nổi tiếng về tài kể chuyện hài hước như thể mình là người đã trải qua, đã từng chứng kiến. Chưa nói đến một số người còn hiểu ở nghĩa hẹp rằng truyện Trạng là những truyện nói khoác, bốc phét (những truyện dựa trên thủ pháp cường điệu, ngoa dụ để gây cười, càng phi lý chừng nào, khoác lác chừng nào thì càng gần với truyện Trạng chừng ấy).
Nói như trên để thấy quả thật tìm một định nghĩa để bao quát hết các tiểu loại truyện cười trên thực tế là một việc không đơn giản. Tuy nhiên, ta vẫn có thể xác định những điểm chung nhất về thể loại này – đặc biệt là tiêu chí cơ bản của nó – yếu tố gây cười. Trên tiêu chí này ta thử điểm qua các khái niệm về truyện cười của một số nhà nghiên cứu.
Ông Chu Xuân Diên (SGK10 tập 1) cho rằng Truyện cười dân gian là những truyện kể có dung lượng nhỏ, mô tả những khía cạnh tức cười của các hiện tượng trong cuộc sống (thường là các hiện tượng tiêu cực).
Ông Đỗ Bình Trị (SGK 10 Tập 1- Ban KHXH) diễn giải rõ hơn rằng Truyện cười là những truyện kể làm bộc lộ cái đáng cười ở dạng nực cười của nó để gây cười. Theo ông, cái đáng cười là cái gây ra cái cười. Đó là những hiện tượng mang một loại mâu thuẫn đặc biệt: hình thức bên ngoài có vẻ hợp lẽ tự nhiên nhưng thực chất bên trong là trái tự nhiên; hình thức bên ngoài có vẻ phù hợp với nội dung bên trong, nhưng lại để lộ ra sự không phù hợp. Khi cái đáng cười gây ra cái cười là khi trí óc ta phát hiện ra cái đáng cười và truyện cười thực chất là truyện được sáng tác ra để cười. Từ đó, ông kết luận rằng, cái cười hài hước, cái cười châm biếm là sản phẩm của nhận thức lý tính. Mục đích mua vui và phê phán nằm ngay ở bản thân cái cười do truyện gây ra. Vậy cũng cần nhấn mạnh rằng, truyện cười có thể là truyện hài hước cốt mua vui, có thể là truyện châm biếm nhằm đả kích, nhưng luôn là sản phẩm của tư duy logic và óc phê phán.
Ông Trần Vĩnh (ĐHSP TPHCM) ví truyện cười như những tấn hài kịch nhỏ, phơi bày những oái oăm trái ngược, phê phán sự nhố nhăng, lố bịch trong xã hội, giúp ta nhận rõ mặt không phù hợp của sự vật, sự việc.
Nói chung tất cả đều cố gắng tiếp cận nội dung, chức năng và đối tượng của thể loại tự sự dân gian này để tìm ra những khái niệm xác đáng nhất về truyện cười. Những khái niệm vừa nêu giúp ta nhận diện rõ hơn thể loại độc đáo này của văn học dân gian. Đó là một thể loại truyện kể dân gian, thường có dung lượng ngắn, chủ yếu khai thác các yếu tố gây cười để mua vui, để phê phán và đả kích những cái xấu, những hiện tượng và đối tượng tiêu cực trong cuộc sống xã hội. Nhưng để có thể tiếp cận truyện cười một cách đầy đủ và cụ thể hơn, chúng ta hãy tìm hiểu về bản chất thể loại của truyện cười.
2. Về bản chất đặc điểm thể loại
Như đã nêu trên, nói đến truyện cười là nói đến tiếng cười. Truyện cười lấy tiếng cười làm phương tiện để thực hiện mục đích giáo dục, châm biếm, đả kích hoặc mua vui giải trí. Tiếng cười trong truyện cười là phương tiện để đề cập đến cái đáng cười – đối tượng và mục đích của tiếng cười.
Thật ra, tiếng cười có rất nhiều cấp độ khác nhau. Có tiếng cười sinh lý, bản năng, khi cơ thể bị kích thích hoặc tiếng cười bệnh lý. Có tiếng cười hưng phấn vui thú, có ích, tạo cho con người sự thoải mái về tinh thần. Ở một cấp độ cao hơn nữa, tiếng cười bật ra do tư duy con người phát hiện ra một sự mâu thuẫn nào đó trong đời sống, trong lời nói, hành vi và hoạt động của con người. Nói chung là những việc trái lẽ tự nhiên, trái đạo đức truyền thống. Tiếng cười nhận thức và phê phán mang ý nghĩa nhân sinh, có mục đích, giáo dục, đấu tranh.
Như vậy ta có thể hình dung ra truyện cười dân gian chủ yếu khai thác cấp độ nào của tiếng cười, hoặc ít ra từng nhóm nội dung khác nhau của truyện cười khai thác ở những cấp độ tiếng cười cũng khác nhau như thế nào.
Vậy cái đáng cười mà truyện cười đề cập đến và hướng đến, đó là gì? Ta có thể xem xét trên hai bình diện. Về mặt logic, cái đáng cười là sự mâu thuẫn, trái lẽ, ngược đời. Còn xét về mặt xã hội, cái đáng cười là cái xấu, cái tiêu cực.
Tiếng cười của dân gian bật ra khi tác giả dân gian khám phá được một mâu thuẫn, một sự trái lẽ, ngược đời. Tiếng cười thâm thúy qua tác phẩm chính là biểu hiện cho sự thắng lợi về mặt trí tuệ, tinh thần.
3. Phân loại truyện cười
3.1. Căn cứ vào đặc điểm thi pháp và cấu tạo:
Ta có hai loại truyện cười không kết chuỗi và truyện cười kết chuỗi.
a. Truyện cười không kết chuỗi:
Đây là những truyện cười tồn tại dưới dạng những tiểu phẩm ngắn độc lập. Mỗi truyện cười như một vở hài kịch ngắn. Ta sẽ không gặp lại nhân vật trong truyện cười đó ở một truyện cười khác. Tuy nhiên, loại này lại tạm thời chia thành hai mức độ phản ánh rộng và hẹp, chủ yếu phụ thuộc vào nhân vật chính của truyện cười – đối tượng chính của tiếng cười.
Ở bộ phận truyện cười phiếm chỉ ở mức rộng, nhân vật không có tên riêng và đồng thời cũng không có tính xác định xã hội cụ thể, chỉ tượng trưng cho những thói hư tật xấu phổ biến của con người. Đó là loại nhân vật mà tên gọi gắn liền với tính cách, mà ở đây là những tính cách xấu, những thói tật còn hạn chế như mê ngủ, lười nhác, hà tiện, sợ vợ, hay quên…(Ví dụ: Ba anh mê ngủ, Anh cận thị, Đại hà tiện và tiểu hà tiện, Tay ải tay ai…). Tiếng cười trong loại truyện này thiên về hài hước, đôi khi vô thưởng vô phạt, ý nghĩa xã hội không có hoặc rất mờ nhạt.
Ở bộ phận truyện cười phiếm chỉ ở mức hẹp, nhân vật cũng không có tên riêng nhưng có thành phần, địa vị xã hội tương đối cụ thể như đày tớ, phú ông, thầy đồ, lý trưởng, quan huyện và vì vậy tên gọi nhân vật cũng gắn với những địa vị xã hội này…(Ví dụ Lạy cụ đề ạ, Cái tăm quan huyện, Đày tớ, Sang cả mình con…). Ở loại truyện này giá trị hiện thực, tính chiến đấu cao hơn.
b. Truyện cười kết chuỗi:
Đây là loại truyện cười mà được kết thành hệ thống. Nhân vật đi hết từ mẩu chuyện này sang mẩu chuyện khác với ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ…hầu như không thay đổi. Yếu tố để nối kết các truyện lại với nhau thành một chuỗi đó là các truyện có chung một nhân vật, chung một bối cảnh thời đại. Nhân vật, vì lẽ đó, luôn là một nhân vật rất cụ thể với tên riêng (Trạng Quỳnh, Xiển Bột, Trạng Lợn, Ba Giai, Tú Xuất, Thủ Thiệm, Bác Ba Phi…) , lý lịch khá rõ ràng mặc dù phần lớn đều là hư cấu.
Loại truyện này có tính xác định xã hội cụ thể, nhân vật thường có tính cách độc đáo và tương đối nhất quán.
Căn cứ vào tính chất của tiếng cười và đặc điểm nhân vật, ta có thể chia truyện cười kết chuỗi làm hai loại nhỏ. Loại thứ nhất, đi suốt các truyện cười kết chuỗi với nhân vật trung tâm là đối tượng của tiếng cười phê phán (Ví dụ Trạng Lợn- một anh chàng “số đỏ” gặp may, chứ không phải là một nhân vật thông minh). Ngược lại loại này là loại nhân vật trung tâm là chủ thể của tiếng cười phê phán. Trường hợp này, nhân vật thường có tính cách thông minh hóm hỉnh, dùng trí tuệ của mình để phủ định kẻ xấu, cái xấu và khẳng định tài trí của mình. Ở đây, nhân vật luôn chủ động tấn công, dùng tiếng cười làm phương tiện và vũ khí, làm cho kẻ thù mất mặt. Tiếng cười vừa có tính phủ định kẻ xấu, cái xấu vừa có tính khẳng định, ca ngợi, tán dương nhân vật tài trí, thông minh (biểu hiện cho trí tuệ dân gian). Loại truyện này phát triển mạnh mẽ , giàu ý nghĩa triết lý nhân sinh (Ví dụ truyện Trạng Quỳnh, Ba Giai Tú Xuất, Thủ Thiệm, Bác Ba Phi…)
3.2. Căn cứ vào nội dung:
Việc phân ra một số loại truyện cười căn cứ vào nội dung chỉ mang tính chất tương đối, để tham khảo là chính. Bởi lẽ nói đến nội dung truyện cười là nói đến sự đa dạng, phong phú và tính chất phổ biến sâu rộng trong quần chúng của thể loại này. Cuộc sống vốn cũng rất phức tạp và muôn màu, tiếng cười nảy sinh trong đó càng khó quy về một tiêu chí nào. Sự phân loại dưới đây nhắm đến mục đích và đối tượng gây cười là chủ yếu. Ta tạm phân ra các nhóm truyện sau:
a. Truyện khôi hài:
Nhằm mục đích mua vui giải trí, vui vẻ, lành mạnh, truyện đi vào khai thác những cảnh ngộ éo le, ngộ nghĩnh để cười vui. Đối tượng tạo ra tiếng cười là những tâm hồn lành mạnh, trong sáng, những trí tuệ thông minh, những tính cách trẻ trung, ham sống, ham đấu tranh và rất lạc quan yêu đời. Ta có các truyện như Tay ải tay ai, Ba anh mê ngủ, Lợn mới áo cưới…
b. Truyện trào phúng:
Với chức năng phê phán, đả kích, giáo dục, nhóm truyện này hướng đến nhiều đối tượng khác nhau trong đời sống và những thói tật đáng phê phán, đáng cười. Và tùy đối tượng, tính chất cái xấu mà tiếng cười có thể có những mức độ khác nhau. Lấy tiêu chí mâu thuẫn đối kháng giai cấp, ta phân tất cả những đối tượng đa dạng của nhóm truyện này thành hai loại chính, tạm gọi là “trào phúng bạn” và “trào phúng thù”.
Trào phúng bạn (hay còn gọi là truyện châm biếm) hướng đến đối tượng đáng cười trong hàng ngũ nhân dân với những thói tật như tham ăn, nói khoác, học đòi, rởm đời, hà tiện, keo kiệt, xu nịnh…. Mục đích của những truyện này là phê phán những thói hư tật xấu trong nhân dân (nhất là cái thói học đòi theo giai cấp thống trị như truyện “Con vịt hai chân” cười anh chàng có tính hay nịnh quan nên bị đòn). Tuy nhiên tiếng cười không có ý định phủ nhận đối tượng theo kiểu triệt tiêu, loại trừ mà chỉ góp phần làm cho đối tượng trở nên hoàn thiện hơn. Đó là các truyện Con rắn vuông, Tao tưởng tao mừng quá, Nhất bên trọng nhất bên khinh, Tiếng đàn bầu, Cưỡi ngỗng mà về, Con gà có bảy đức, Tam đại gàn, Mời bác xơi ngọc, Thơm rồi lại thối…
Như vậy, loại truyện này không đả kích đối tượng là con người mà chỉ phê phán, châm biếm những thói xấu của con người với thái độ không gay gắt mà có tính xây dựng. Nhưng đến khi cái xấu không chỉ là một nét riêng biệt, một vài khía cạnh mà là bản chất của đối tượng thì tiếng cười trở nên gay gắt, quyết liệt, mạnh mẽ. Lúc đó, truyện cười trở thành truyện “trào phúng thù”.
Trào phúng thù (hay còn gọi là truyện đả kích) nhắm đến đối tượng là bọn vua quan triều đình (Khác với hình ảnh vua, quan trong truyện cổ tích); bọn hào trưởng, phú ông; các thầy như thầy đồ, thầy lang, thầy bói, thầy chùa… thể hiện sự xuống dốc của xã hội phong kiến. Nhóm truyện này vận dụng sự phê phán bằng cảm xúc, phủ định bản chất của đối tượng. Tiếng cười ở đây một mặt bóc trần bộ mặt thật của giai cấp thống trị bóc lột và bè lũ đại diện của nó, mặt khác cảnh tỉnh nhân dân xóa tan những ảo tưởng về cái gọi là công lý, đạo đức xã hội… trong chế độ phong kiến. Ta có các truyện Tao thèm quá, Xin hoãn cho một đêm, Quan huyện thanh liêm, Thần Bia trả nghĩa, Giả nợ tiền kiếp, Thầy đò liếm mật, Thầy bói xem voi, Đậu phụ chùa cắn đậu phụ nhà, Mẹ đẻ ra sư, Đau bụng uống nhân sâm, Chỉ một con ma, Tam đại con gà…
Loại truyện này đã giáng những đòn quyết liệt vào tất cả những gì không phù hợp với những lý tưởng chính trị, đạo đức tiên tiến của thời đại và những gì cản trở sự tiến bộ đó
3.3. Truyện cười giai thoại:
a. Truyện Trạng Quỳnh
Về việc hình thành truyện Trạng Quỳnh
Theo truyền thuyết, Trạng Quỳnh quê ở làng Bột Thượng, Thanh Hóa, tên thật là Nguyễn Quỳnh sống vào đời Lê Hiển Tông (giữa thế kỷ XVIII), thông minh 16 tuổi đã đỗ hương cống nên còn được gọi là Cống Quỳnh. Tuy nhiên có thể từ nguyên mẫu có thật ngoài đời nhân vật được hư cấu theo quan điểm nhân dân (được quần chúng nhân dân ủng hộ và bênh vực; mang trong mình trí tuệ sắc bén của nhân dân) tạo thành những giai thoại đặc sắc.
Như vậy, Trạng Quỳnh chủ yếu là một nhân vật văn học dân gian do nhân dân qua nhiều thế hệ, nhiều địa phương hư cấu. Không loại trừ tác giả của một số trong chuỗi truyện Trạng Quỳnh là cả tầng lớp nho sĩ, trí thức – lực lượng sáng tác của văn học viết. Họ chán ghét triều đình phong kiến, bất mãn với bọn vua quan sâu dân mọt nước nên mượn nhân vật Trạng Quỳnh để đả kích một cách sâu cay. Một số truyện Trạng có những câu đối rất gần với cách thể hiện diễn đạt của văn học viết. Điều đó càng chứng tỏ sức sống của nhân vật rất dân gian này.
Dạng nhân vật Trạng Quỳnh ở đây, tương tự với nhân vật Xiêng Miêng của Lào, Thơ Mênh Chây của Campuchia, A Phan Thí của Trung Quốc. Trạng rất gần với dạng nhân vật thông minh trong truyện cổ tích sinh hoạt nhưng lại có nhiều tình huống gây cười và nhân vật đối đầu với cái xấu xa lạc hậu thối nát của một xã hội phong kiến xuống dốc. Tất cả tập hợp lại thành một xâu chuỗi các mẩu truyện xoay quanh nhân vật trung tâm là Trạng Quỳnh để đối đầu với một loạt các tên đầu sỏ của xã hội phong kiến đương thời (Vua Lê, chúa Trịnh, quan Hoạn, quan trường, thậm chí cả Thành hoàng, Chúa Liễu…qua các truyện như: Dê đực chửa, Con mèo vua Lê, Đào trường thọ, Nhất tự vi sư bán tự vi sư, Ngọa sơn, Sách quý, Tiến chúa rau cải, Trạng chết chúa cũng băng hà, Chọi gà, Bảo thái, Xem miệng quan, Khấn Thành hoàng, Tạ ơn chúa Liễu, Vay tiền chúa Liễu…)
Xét gia phả của họ Nguyễn ở làng Bột Thượng, có người là Nguyễn Quỳnh nhưng không hề đỗ Trạng (Và cùng không có rất nhiều tình huống như các truyện đã khai thác như đi sứ, đánh thuốc độc…). Như vậy, về một mặt nào đó, nhân vật này bắt nguồn từ nguyên mẫu trong lịch sử nhưng mặt khác, Trạng đã được dân gian hóa – mang tình hư cấu. Chức Trạng chỉ là một danh hiệu có tính chất dân gian và hệ thống xâu chuỗi truyện Trạng Quỳnh là loại truyện có tính chất giai thoại. Nhân vật đứng trên lập trường quần chúng để tấn công cái ác, cái xấu, thuộc hàng ngũ quần chúng, được quần chúng bênh vực và ủng hộ.
Bên cạnh đó, Trạng cũng là loại nhân vật thông minh tài tử và vận dụng điều đó để là vũ khí sắc bén để đấu tranh.
Vài nét về nội dung và nghệ thuật của truyện Trạng Quỳnh:
Truyện Trạng Quỳnh thể hiện sâu sắc nội dung phê phán, đả kích tấn công vào toàn bộ hệ thống vua quan thống trị.
Trong truyện, vua không còn ...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |