Tóm tắt nét chính về lịch sử kinh tế Việt Nam qua các thời kì.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
* Thời kì dựng nước đầu tiên:
- Cư dân Việt cổ đã kết hợp nghề nông trồng lúa nước với chăn nuôi, đánh bắt cá với các nghề thủ công
- Cư dân Việt cổ, cư dân Sa Huỳnh (sau này là cư dân Chăm-pa) và đặc biệt là cư dân Phù Nam đã tham gia rất tích cực vào các hoạt động giao thương trên Biển Đông.
* Thời kì Bắc thuộc và thời kì quân chủ độc lập
- Nền kinh tế Việt Nam truyền thống tiếp tục được củng cố và phát triển.
+ Cơ sở quan trọng nhất là nông nghiệp trồng lúa nước, gắn liền với việc tạo dựng những hệ thống các công trình trị thuỷ, thuỷ lợi lớn.
+ Thủ công nghiệp phát triển đa dạng nhiều ngành nghề, như: đúc đồng, làm gốm, dệt vải, làm mộc…
+ Thương nghiệp phát triển, xuất hiện nhiều làng buôn chuyên nghiệp như: Phù Lưu (Bắc Ninh), Nôm (Hưng Yên), Thổ Tang (Vĩnh Phúc), Triều Khúc (Hà Nội),… Từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII, trên đất nước Việt Nam đã xuất hiện nhiều trung tâm giao thương quốc tế sầm uất.
+ Ngoài ra, người Việt Nam cũng giỏi các nghề đánh bắt thuỷ - hải sản; khai thác lâm, thổ sản
- Tính chất của nền kinh tế: kinh tế tự nhiên, dựa vào khai thác tự nhiên, sinh sống hoà hợp với thiên nhiên.
* Thời kì cận đại:
- Dưới tác động của quá trình thực dân hoá, kinh tế Việt Nam có biến đổi lớn:
+ Nhiều yếu tố của nền sản xuất hiện đại được du nhập vào trong nước như: công nghiệp, thương mại quốc tế,...
+ Ngay cả những lĩnh vực sản xuất truyền thống cũng từng bước biến đổi do việc du nhập nhiều giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Một số hình thức tổ chức sản xuất mới cũng xuất hiện, như các đồn điền, các công tỉ, xí nghiệp, hầm mỏ, công trường...
+ Cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải có sự phát triển
- Những khoản lợi nhuận kếch xù đều rơi vào tay giới tư bản tài phiệt Pháp. Trong khi đó, tuyệt đại đa số người dân Việt Nam vẫn sống nghèo khổ, bị bóc lột nặng nề.
* Thời kì hiện đại:
- Từ 1945 - 1954:
+ Vùng pháp chiếm đóng, nền kinh tế về cơ bản không có nhiều khác biệt so với trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Ở vùng tự do, nền kinh tế mới được xây dựng theo hướng vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tự cung, tự cấp về mọi mặt.
- Từ 1954 - 1975:
+ Miền Bắc tiến hành xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, các ngành kinh tế bước đầu có sự phát triển
+ Miền Nam, kinh tế phát triển theo hướng thị trường nhưng bị lệ thuộc vào Mỹ.
- Từ 1975 - 1986: kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng do sai lầm chủ quan trong lựa chọn mô hình phát triển.
- Từ 1986 - nay:
+ Chế độ tập trung, quan liêu, bao cấp từng bước bị xoá bỏ.
+ Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được pháp luật bảo hộ và khuyến khích phát triển.
+ Các nguồn lực phát triển được khai thông, nền kinh tế phát triển theo hướng cân đối hơn, đạt mức tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục,...
+ Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện vào các hệ thống kinh tế toàn cầu.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |