Dựa vào hình 1, hình 2, bảng 1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển
* Lịch sử đô thị hóa
- Quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển diễn ra sớm, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.
- Đặc điểm của sản xuất công nghiệp góp phần thúc đẩy sự tập trung dân cư, dẫn đến sự hình thành, mở rộng quy mô và gia tăng số lượng các đô thị.
* Tỉ lệ dân thành thị
- Ở các nước phát triển, tỉ lệ dân thành thị cao (tỉ lệ dân thành thị đã là 79,1% - 2020).
- Một số nước có tỉ lệ dân thành thị cao là Hà Lan (92,2%), Nhật Bản (91,7%), Lúc-xem-bua (91,4%), Đan Mạch (88,1%), Niu Di-len (86,6%),…
- Các nước có tỉ lệ dân thành thị cao thường có quá trình công nghiệp hóa diễn ra sớm, trình độ phát triển kinh tế cao.
* Quy mô đô thị
- Ở các nước phát triển, phần lớn các đô thị có quy mô nhỏ và trung bình.
- Số lượng các đô thị có quy mô dân số từ 10 triệu người trở lên (gọi là siêu đô thị) ít hơn so với các nước đang phát triển.
* Chức năng đô thị
- Các nước phát triển có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao nên trong nhiều đô thị, chức năng về kinh tế giữ vai trò chủ đạo.
- Các đô thị có quy mô dân số lớn thường gắn với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa,... của quốc gia, khu vực.
* Lối sống đô thị
- Ở các nước phát triển, lối sống thành thị đã lan tỏa mạnh mẽ về các vùng nông thôn.
- Sự khác biệt về lối sống giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn ở các nước phát triển ít hơn so với các nước đang phát triển.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |