LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy sưu tầm các bài học thành công đến từ thất bại của doanh nghiệp nhỏ và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Em hãy sưu tầm các bài học thành công đến từ thất bại của doanh nghiệp nhỏ và chia sẻ với các bạn trong lớp.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
11
0
0
Trần Bảo Ngọc
13/09 17:43:21

Sưu tầm các bài học thành công đến từ thất bại của doanh nghiệp nhỏ

* Trường hợp: doanh nghiệp Classy Llama

- Kurt Theobald, đồng sáng lập và CEO của Classy Llama, một công ty cung cấp các dịch vụ về thương mại điện tử như tiếp thị, lên các chiến lược quảng bá xây dựng thương hiệu và phát triển các trang web thương mại điện tử. Anh đã từng khởi nghiệp 10 lần trong năm năm và thất bại đủ 10 lần.

- Cho tới startup thứ 11 của mình, anh đã làm được hơn cả kỳ vọng mình đặt ra, biến Classy Llama thành một công ty có doanh thu lên tới ba triệu đô la và xếp thứ 454 trong Top 500 công ty phát triển nhanh nhất nước Mỹ trong năm 2013. Dưới đây là chín bài học rút ra từ 10 lần thất bại của anh. Nó đã giúp anh rất nhiều để đạt được thành công hiện nay.

(*) Rút ra bài học

- Bài học thứ 1: Đừng mù quáng trước các cơ hội kinh doanh: Với Theobald, đây là một trong những bài học đắt giá nhất của anh. Anh đã từng có thói quen khi cảm thấy hứng thú với việc gì hoặc có một cơ hội xuất hiện ngay trước mắt, anh liền ngay lập tức chộp lấy. Và bởi vì theo đuổi quá nhiều cơ hội như thế và chẳng đặt ra cho mình bất cứ chiến lược nào cho những cơ hội đó đã làm cho anh thất bại nhiều lần. Chính vì thế, hãy hành động một cách chiến lược. Đừng chỉ nắm bắt cơ hội mà quên đi việc phát triển tiềm năng của bản thân. Đặt mục tiêu của mình lên trên và bạn sẽ học được cách xác định chính xác cơ hội nào là dành cho mình.

- Bài học thứ 2: Xác định kế hoạch cho mình: Một startup thành công hiện nay đều có chung một điểm: tìm ra được bí quyết của riêng mình và mở rộng kinh doanh. Nhưng bạn không thể mở rộng kinh doanh khi chưa tìm ra được kế hoạch của riêng mình. Đóng một cái đinh thật chặt vào con đường phát triển bằng cách tìm ra một kế hoạch phù hợp với sự phát triển và đường hướng hoạt động của startup, rồi sau đó mới thực hiện việc mở rộng. Với Theobald, bài học này đến với anh trong một lần anh thất bại. Khi anh quyết định mở rộng kinh doanh, anh mới nhận ra rằng doanh thu của mình không đủ trang trải cho mô hình kinh doanh mà anh đã lập ra; đồng nghĩa với việc anh đã chọn sai kế hoạch khi công ty đang ở trong thời kỳ đầu phát triển.

- Bài học thứ 3: Lợi nhuận không phải lúc nào cũng quan trọng: Một startup cần nhất là lợi nhuận nhưng nếu chỉ biết chú trọng vào lợi nhuận thì bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội to lớn khác. Bởi vì lợi nhuận là phần cuối cùng trong một mắt xích kinh doanh và để đạt được nó, những mắt xích phía trước quan trọng hơn nhiều. Khi hoạt động của startup hiệu quả, thì kích thước của miếng bánh startup (hay giá trị của startup) lớn hơn trước và trở thành đòn bẩy để lợi nhuận của bạn tăng lên. Đừng mãi chỉ chăm chăm vào chiếc ví của mình. Phân quyền và kiểm soát hiệu quả làm việc của từng bộ phận để chắc chắn cả bộ máy chạy mượt mà sẽ làm cho giá trị của startup ngày càng hấp dẫn và lợi nhuận theo đó ngày càng tăng lên.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư