Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự nào với phương thức nào? Chỉ ra tác dụng của việc kết hợp đó.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Có thể thấy ở bài tản văn này, tác giả sử dụng phương thức tự sự (kể chuyện) kết hợp với phương thức biểu cảm. Sự biểu cảm thể hiện nhiều ở lời người kể chuyện. Ví dụ: “Không khí làng quê chùng xuống vì tình cảnh kẻ Bắc người Nam. Những người đàn bà tiễn chồng, tiễn con ra đi, mắt đẫm lệ, hẹn hai năm trở về mà lòng còn nghi ngại.”. Hoặc: “Và mỗi buổi chiều muộn, dì lại ra ngồi trước hiên nhà nhìn con đường kéo dài như nỗi chờ mong trong vô vọng. Đêm đêm, ngọn đèn dầu trên gian thờ lập lòe theo tiếng kêu của thạch sùng, có cảm giác như thời gian ngưng đọng đã từ lâu lắm. Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa, thì liệu bây giờ dì có được hưởng hạnh phúc hay không.”.
Kể về câu chuyện của dì mình, lời người kể luôn nhỏ nhẹ, như thì thầm với người đọc. Cách kể ấy vừa thể hiện được tình cảm và thái độ quý trọng, kính cẩn, thiêng liêng của người cháu; vừa tái hiện được sự hi sinh thầm lặng, sự chịu đựng bền bỉ, âm thầm, dẻo dai, lặng lẽ, “biết hi sinh nên chẳng nhiều lời” của những người phụ nữ Việt NamHôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |