Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh như thế nào?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau:
- Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì đầu tiên sẽ gặp phải sự bảo vệ của hàng rào bảo vệ vật lí và hóa học trong các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ sinh dục,… Cụ thể:
+ Da: Lớp sừng và lớp tế bào biểu bì chết ép chặt với nhau ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập; vi khuẩn vô hại trên bề mặt da cạnh tranh phát triển với vi khuẩn gây bệnh;…
+ Hệ bài tiết và hệ sinh dục: pH thấp trong âm đạo và nước tiểu ức chế nấm, virus, vi khuẩn phát triển; dòng nước tiểu cuốn trôi mầm bệnh ra ngoài;…
+ Hệ hô hấp: Lớp dịch nhày trong khí quản, phế quản giữ bụi và mầm bệnh; các lông nhỏ đẩy dịch nhày chứa bụi và mầm bệnh lên hầu, sau đó vào thực quản và dạ dày;…
+ Hệ tiêu hóa: Lysozyme trong nước bọt, acid và enzyme pepsin trong dạ dày tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm,…
- Một số trường hợp, mầm bệnh vượt qua được hàng rào bảo vệ vật lí và hóa học thì chúng sẽ gặp hàng rào bảo vệ tiếp theo đó là các đáp ứng không đặc hiệu như thực bào, viêm, sốt, các peptide và protein chống lại mầm bệnh,…
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |