Tiến hành điều tra việc thực hiện tiêm phòng bệnh, dịch tại địa phương em thông qua các nội dung sau: đối tượng (vật nuôi, con người), loại bệnh (dịch), kế hoạch tiêm phòng, loại vaccine, tỉ lệ đã tiêm và chưa tiêm (nêu rõ lí do nếu chưa tiêm); đánh giá tính hiệu quả của công tác tiêm phòng.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
* Gợi ý: Điều tra 10 hộ chăn nuôi, tổng số 150 con.
- Đối tượng: Lợn.
- Loại bệnh: Lở mồm long móng (LMLM).
- Kế hoạch tiêm phòng: Đối với lợn con không có kháng thể LMLM hoặc từ mẹ không được tiêm phòng, tiêm phòng lần đầu vào lúc 2 tuần tuổi trở lên. Nếu thời gian nuôi hơn 6 tháng, tiêm 2 mũi cách nhau 4 - 5 tuần. Với lợn có kháng thể LMLM hoặc từ mẹ đã được tiêm vaccine LMLM, tiêm phòng mũi đầu vào lúc 2,5 tháng tuổi. Trong các vùng có nguy cơ nhiễm cao, tiêm toàn đàn vào lúc 2 tuần tuổi với heo từ mẹ chưa tiêm vaccine và 2 tháng với heo con từ mẹ đã được tiêm vaccine và nhắc lại sau 4 - 5 tuần. Tái chủng 6 tháng một lần.
- Loại vaccine: AVAC-V6 FMD Emulsion type O.
- Tỉ lệ đã tiêm: 140/150.
- Tỉ lệ chưa tiêm: 10/150. Lí do chưa tiêm: Lợn con mới đẻ được 1 tuần tuổi.
- Đánh giá tính hiệu quả của công tác tiêm phòng: Tiêm phòng vaccine lở mồm long móng cho lợn trên diện rộng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh, dịch; đảm bảo sự phát triển bình thường của vật nuôi, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |