Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài khi con tu hú

5 trả lời
Hỏi chi tiết
751
0
1
Tô Hương Liên
01/08/2017 01:21:34
Soạn bài khi con tu hú - Tố Hữu
Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Nhan đề bài thơ là một vế phụ của một câu trọn ý. Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thêm khao khát mãnh liệt cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài. Nhan đề bài thơ đã được gợi mở mạch cảm xúc của bài.
Giá trị hoán dụ và giá trị liên tưởng của tiếng chim tu hú được gợi lên ngay từ đầu bài. Đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng, của trời cao lồng lộng, tự do. Và vì thế, tiếng chim đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù.

Câu 2. Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều hình ảnh tiêu biểu của mùa hè được dựa vào bài thơ : tiếng ve râm ran trong vườn, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, trái cây đươm ngọt…
Tiếng chim tu hú đã thức dậy tấy cả, mở ra tất cả và bắt nhịp tất cả : mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do… trong cảm nhận của người tù. Khổ thơ thể hiện sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung yêu đời nhưng đang mất tự do và khát khao tự do cháy ruột.
Câu 3. Đó là tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, được nhà thơ nói lên trực tiếp. Đoạn thơ với cách ngắt nhịp bất thường : 6/2 (câu 8), 3/3 (câu 9) với cách dùng những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất), những từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao), tất cả như truyền đến độc giả cáu cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khát khao cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù, trở về với cuộc sống tự do ở ngoài kia.
Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù nghe tiếng tu hú ở đoạn đầu chủ yếu là sự háo hức, yêu đời thì ở cuối bài, tiếng chim tu hú như thúc giục khiến nhà thơ cảm thấy đau khổ, ngột ngạt và muốn phá bỏ tù ngục về với cuộc sống tự do bên ngoài.
Câu 4. Cái hay của bài thơ nằm trong hai mặt nội dung và nghệ thuật.
- Bố cục chia làm hai phần : phần một tả cảnh trời đất vào hè và phần hai bộc lộ tâm trạng người tù, gộp thành một chỉnh thể thống nhất, truyền cảm. Cảnh đẹp (màu sắc tươi sáng, mùi vị ngọt ngào, âm thanh rộn rã…), dào dạt sức sống, rất gợi cảm, có hồn, tâm trạng sôi nổi và da diết.
- Hình ảnh thơ phong phú, giàu chất hội họa.
- Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt.
- Giọng điệu tự nhiên, phù hợp với cảm xúc thơ : khi sôi nổi, khi dàn vặt, u uất…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Nguyễn Duy Mạnh
01/08/2017 06:34:14
Soạn bài: Khi con tu hú - Tố Hữu

Câu 1:

Nhan đề bài thơ là một vế phụ của một câu trọn ý. Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thêm khao khát mãnh liệt cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài. Nhan đề bài thơ đã được gợi mở mạch cảm xúc của bài.

Giá trị hoán dụ và giá trị liên tưởng của tiếng chim tu hú được gợi lên ngay từ đầu bài. Đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng, của trời cao lồng lộng, tự do. Và vì thế, tiếng chim đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù.

Câu 2:

Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày.

Tiếng chim tu hú đã thức dậy tấy cả, mở ra tất cả và bắt nhịp tất cả : mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do… trong cảm nhận của người tù. Khổ thơ thể hiện sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung yêu đời nhưng đang mất tự do và khát khao tự do cháy ruột.

Câu 3:

Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.

Ta nghe hè dậy bên lòng .... Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giới bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.

Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau. Ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù có cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đầy.

Câu 4: Cái hay của bài thơ nằm trong hai mặt nội dung và nghệ thuật.

- Bố cục chia làm hai phần : phần một tả cảnh trời đất vào hè và phần hai bộc lộ tâm trạng người tù, gộp thành một chỉnh thể thống nhất, truyền cảm. Cảnh đẹp (màu sắc tươi sáng, mùi vị ngọt ngào, âm thanh rộn rã…), dào dạt sức sống, rất gợi cảm, có hồn, tâm trạng sôi nổi và da diết.

- Hình ảnh thơ phong phú, giàu chất hội họa.

- Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt.

- Giọng điệu tự nhiên, phù hợp với cảm xúc thơ : khi sôi nổi, khi dàn vặt, u uất…

0
0
Nguyễn Thị Sen
05/08/2017 02:49:50
KHI CON TU HÚ (Tố Hữu)


I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Nhà thơ Tố Hữu (1920 - 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế. Những bài thơ đầu tiên được sáng tác từ những năm 1937 - 1938. Tháng 4 - 1939, bị thực dân Pháp bắt, giam giữ ở các nhà lao miền Trung và Tây nguyên. Tháng 3-1942, vượt ngục Đắc Lay, tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Huế. Sau Cách mạng, Tố Hữu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền (từng là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).
Tác phẩm đã xuất bản: Từ ấy (thơ, 1946); Việt Bắc (thơ, 1954); Gió lộng (thơ, 1961); Ra trận (thơ, 1971); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992); Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973); Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981).
Nhà thơ đã được nhận: - Giải nhất Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1954 - 1955 (tập thơ Việt Bắc); Giải thưởng văn học ASEAN (1996); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (năm 1996).
2. Tác phẩm
Khi con tu hú được Tố Hữu viết khi ông đang bị địch giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Thơ viết trong tù có nhiều loại, thể hiện nhiều tâm trạng khác nhau. Có khi nhà thơ diễn tả nỗi khổ cực của người tù:
Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ
(Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh)
Cũng có khi nhà thơ vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để chủ động đến với thiên nhiên, rèn luyện ý chí.
Nhưng phổ biến nhất là những câu thơ diễn tả nỗi khổ tinh thần của người chiến sĩ cách mạng. Càng khao khát được hoạt động, được cống hiến, người tù càng cảm thấy bức bối, uất ức khi bị giam hãm giữa bốn bức tường ngột ngạt, chứng kiến thời gian đằng đẵng cứ chầm chậm trôi qua trong khi ở bên ngoài, phong trào cách mạng đang sôi sục.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhan đề của bài chỉ là một cụm từ chỉ thời gian (vẫn chưa đầy đủ). Nhan đề của bài thơ là một ẩn ý vừa chỉ một thời điểm bừng lên của thiên nhiên, tạo vật, vừa chỉ sự khát khao hoạt động của con người.
Có thể tóm tắt nội dung bài thơ như sau: Khi con tu hú gọi bầy (cũng là khi mùa hè đang đến), người tù cách mạng càng thấy ngột ngạt, cô đơn trong phòng giam chật hẹp, càng khát khao được sống cuộc sống tự do bay bổng ở ngoài kia.
Sở dĩ, tiếng tu hú kêu lại có tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ bởi, nó là tín hệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần. Nó cũng là biểu tượng của sự bay nhảy tự do.
2. Trong bài Tâm tư trong tù, Tố Hữu từng viết:
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
"Ở ngoài kia" là không gian tự do, nơi người tù được hoà mình trong "tiếng đời lăn náo nức", tiếng lạc ngựa "rùng chân bên giếng lạnh", như vẫy gọi, như thúc giục người chiến sĩ xung trận. Trong bài Khi con tu hú, tứ thơ lại được sáng tạo theo một hướng khác, có phần kín đáo hơn. Mới đọc bài thơ chúng ta không biết người thơ đang ở trong tù:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
Không phải tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng "lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần". Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày.
Đọc kĩ lại những câu thơ, ta bỗng phát hiện thêm nhiều điều kì lạ khác nữa. Các sự việc không được miêu tả trong trạng thái bình thường, chúng được tô đậm, được đẩy lên mức cao nhất có thể. Không phải "hạt bắp vàng" mà là "bắp rây vàng hạt" nắng là "nắng đào" màu sắc lộng lẫy nhất, trời xanh thì "càng rộng càng cao" tầm mắt cứ được mở rộng ra thêm mãi. Tiếng ve không chỉ "ngân" mà còn "dậy" lên, hai tính từ miêu tả âm thanh kết hợp với nhau khiến cho tiếng ve rộn rã khác thường. Chừng như để hoà điệu với những âm thanh và hình ảnh đó, cách diều sáo cũng không chịu "lững lờ" hay "vi vu" mà "lộn nhào từng không" Cánh diều như cũng nô nức, vui lây trong không gian lộng lẫy màu sắc và rộn rã âm thanh đó.
Sở dĩ có hiện tượng đó là bởi tác giả đã không trực tiếp quan sát và miêu tả cảnh vật. Nhà thơ đang bị giam trong tù. Những bức tường kín mít vây xung quanh làm sao cho phép nhà thơ nhìn ngắm hay lắng nghe... Tất cả đều được tái hiện từ trí tưởng tượng, trí nhớ và hơn thế nữa là tình yêu, lòng khát khao mãnh liệt được tháo cũi sổ lồng. Trong cảnh tù đày, màu ngô lúa hay màu nắng, màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế nên những màu sắc, âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh, huyền ảo, rực rỡ hẳn lên. Đoạn thơ này thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống, đối với quê hương.
3. Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giới bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.
Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau. Ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù có cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đầy.
4. Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sâu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản.
III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Các bài thơ viết về nhà tù của Tố Hữu luôn luôn có sự đối lập sâu sắc giữa hai thế giới: một thế giới của tự do rộn rã tiếng chim ca, suối chảy, rộn rã tiếng kèn xung trận đối lập với thế giới chật hẹp, ngột ngạt của nhà tù. Sự đối lập đó càng lớn thì khát vọng tự do càng được biểu hiện mãnh liệt.

Bài thơ có hai đoạn thơ thể hiện hai hoàn cảnh, tâm trạng đối lập, do đó khi đọc cần chú ý giọng điệu rộn rã, tươi vui ở 6 câu thơ đầu và giọng điệu căm uất, nghẹn ngào ở 4 câu thơ còn lại.
0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Khi con tu hú - Tố Hữu

Bố cục:

  Chia làm 2 phần:

    + Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa hè sinh động, nhộn nhịp.

    + Phần 2 (còn lại): Tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ cộng sản.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 ( trang 20 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

    - Nhan đề bài thơ: "Khi con tu hú" – trạng ngữ chỉ thời gian

    Nhan đề bài thơ để nửa chừng, bỏ ngỏ → gợi mở khiến cho người đọc tò mò muốn khám phá nội dung bài thơ.

    - "Khi con tu hú là bài thơ đặc tả chân thực bước chuyển mình cùng vẻ đẹp sôi động của mùa hè và trong không gian tù túng, ngột ngạt của phòng giam người chiến sĩ cách mạng lắng nghe tiếng tu hú- âm thanh rạo rực của sự sống- hối thúc khát khao tự do, tình yêu cuộc sống cháy bỏng."

    - Tiếng chim tu hú có tác động mạnh tới nhà thơ vì đó là tín hiệu của mùa hè, là sự gọi mời của tự do, của trời cao lồng lộng vì thế tiếng chim tác động mạnh mẽ tới tình cảm, tâm tư của nhà thơ.

Câu 2 ( trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

  Tiếng chim tu hú gọi bầy đã làm sống dậy trong lòng tác giả cảnh sắc của mùa hè rạo rực, mê say:

  Những chi tiết biểu hiện vẻ đẹp, nhịp sôi động của mùa hè:

   + Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần – hương vị ngọt ngào, mời gọi.

   + Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân – gợi liên tưởng âm thanh vui nhộn, đặc trưng của mùa hè.

   + Trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không – không gian khoáng đạt, tự do.

   → Tiếng chim tu hú gọi mùa đã mở ra vẻ đẹp chào mời hấp dẫn của mùa hè. Mọi diễn đạt đều bắt nguồn từ cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, tình yêu cuộc sống, khao khát tự do mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế vui nhộn, giàu sức sống.

Câu 3 ( trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

  Tâm trạng của người chiến sĩ khi ở trong nhà tù:

   + Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 ; 3/3

   + Các động từ mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất → nhấn mạnh tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ.

   + Các từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao → sự tiếc nuối, muốn vượt thoát khỏi thực tại.

  - Mở đầu bài thơ và cuối bài thơ đều có hình ảnh tiếng chim tu hú- âm thanh của sự sống tự do, tươi sáng vọng vào gọi mời người chiến sĩ.

   + Tâm trạng của người chiến sĩ ở đầu và cuối bài thơ khác nhau: mở đầu bài thơ là cuộc sống tự do háo hức, rộn ràng >< cuối bài thơ cảm giác ngột ngạt, u uất lên tới đỉnh điểm.

   + Tiếng chim đầu bài thơ báo hiệu mùa hè tươi mới, rộn ràng đến cuối bài thơ tiếng chim như tô đậm thêm tâm trạng đau khổ vì cảnh giam hãm, mất tự do.

Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

  Cái hay của bài thơ thể hiện nổi bật ở cả nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩm.

  - Nội dung:

   + Bức tranh thiên nhiên mùa hè sôi động đầy màu sắc, âm thanh và hương vị

   + Thể hiện tình yêu cuộc sống, khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam hãm trong nhà tù thực dân.

  - Nghệ thuật:

   + sử dụng nhiều hình ảnh gần gũi, bình dị, thân thuộc.

   + sử dụng thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, giản dị dễ đi vào lòng người.

   + cái tôi được thể hiện chân thực, trong sáng, hồn nhiên.

0
0
Bạch Tuyết
07/04/2018 11:19:25

Soạn bài: Khi con tu hú - Tố Hữu

Bố cục:

  Chia làm 2 phần:

    + Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa hè sinh động, nhộn nhịp.

    + Phần 2 (còn lại): Tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ cộng sản.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 ( trang 20 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

    - Nhan đề bài thơ: "Khi con tu hú" – trạng ngữ chỉ thời gian

    Nhan đề bài thơ để nửa chừng, bỏ ngỏ → gợi mở khiến cho người đọc tò mò muốn khám phá nội dung bài thơ.

    - "Khi con tu hú là bài thơ đặc tả chân thực bước chuyển mình cùng vẻ đẹp sôi động của mùa hè và trong không gian tù túng, ngột ngạt của phòng giam người chiến sĩ cách mạng lắng nghe tiếng tu hú- âm thanh rạo rực của sự sống- hối thúc khát khao tự do, tình yêu cuộc sống cháy bỏng."

    - Tiếng chim tu hú có tác động mạnh tới nhà thơ vì đó là tín hiệu của mùa hè, là sự gọi mời của tự do, của trời cao lồng lộng vì thế tiếng chim tác động mạnh mẽ tới tình cảm, tâm tư của nhà thơ.

Câu 2 ( trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

  Tiếng chim tu hú gọi bầy đã làm sống dậy trong lòng tác giả cảnh sắc của mùa hè rạo rực, mê say:

  Những chi tiết biểu hiện vẻ đẹp, nhịp sôi động của mùa hè:

   + Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần – hương vị ngọt ngào, mời gọi.

   + Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân – gợi liên tưởng âm thanh vui nhộn, đặc trưng của mùa hè.

   + Trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không – không gian khoáng đạt, tự do.

   → Tiếng chim tu hú gọi mùa đã mở ra vẻ đẹp chào mời hấp dẫn của mùa hè. Mọi diễn đạt đều bắt nguồn từ cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, tình yêu cuộc sống, khao khát tự do mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế vui nhộn, giàu sức sống.

Câu 3 ( trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

  Tâm trạng của người chiến sĩ khi ở trong nhà tù:

   + Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 ; 3/3

   + Các động từ mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất → nhấn mạnh tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ.

   + Các từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao → sự tiếc nuối, muốn vượt thoát khỏi thực tại.

  - Mở đầu bài thơ và cuối bài thơ đều có hình ảnh tiếng chim tu hú- âm thanh của sự sống tự do, tươi sáng vọng vào gọi mời người chiến sĩ.

   + Tâm trạng của người chiến sĩ ở đầu và cuối bài thơ khác nhau: mở đầu bài thơ là cuộc sống tự do háo hức, rộn ràng >< cuối bài thơ cảm giác ngột ngạt, u uất lên tới đỉnh điểm.

   + Tiếng chim đầu bài thơ báo hiệu mùa hè tươi mới, rộn ràng đến cuối bài thơ tiếng chim như tô đậm thêm tâm trạng đau khổ vì cảnh giam hãm, mất tự do.

Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

  Cái hay của bài thơ thể hiện nổi bật ở cả nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩm.

  - Nội dung:

   + Bức tranh thiên nhiên mùa hè sôi động đầy màu sắc, âm thanh và hương vị

   + Thể hiện tình yêu cuộc sống, khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam hãm trong nhà tù thực dân.

  - Nghệ thuật:

   + sử dụng nhiều hình ảnh gần gũi, bình dị, thân thuộc.

   + sử dụng thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, giản dị dễ đi vào lòng người.

   + cái tôi được thể hiện chân thực, trong sáng, hồn nhiên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k