đ. Em nghĩ thế nào về ý kiến: Bài thơ Tiếng thu là “tiếng buồn của cái tôi thức tỉnh nhưng không được chia sẻ”?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
đ. Bài thơ “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư đã mang đến không khí đậm chất mùa thư. Bài thơ ấy chính là mùa thu, là cái bâng khuâng, mơ màng, đắm say chẳng nói, là nỗi thổn thức, rạo rực thầm kín đặc trưng mùa này. Người đọc có thể mường tượng ra ngay nét hài hòa trong cảnh vật và nhạc điệu mà nhà thơ khéo léo lồng ghép để khắc họa bức tranh thu thật sống động, xuyến xao cùng nét hài hòa giữa cái thổn thức, rạo rực nơi đôi trái tim hòa chung tiết tấu của một đôi bạn tình thu đầy tình tự. Song, đắm mình trong giấc mộng ấy, khéo ta lại quên mất “Tiếng thu” cũng là một tác phẩm Thơ mới, khảm sâu trong đó hẳn có nỗi bơ vơ của một linh hồn lạc loài không tìm thấy nơi chốn thuộc về. Nhớ tới nhận định của Hoài Thanh: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh”. Và trong “Tiếng thu”, ta cũng thấy được nỗi cô đơn của cái tôi thầm lặng khao khát người để sẻ chia ấy. Với kết cấu 9 câu thơ viết liền mạch, không chia khổ, chỉ có duy nhất 3 chữ “Em”, người đọc hiểu rằng, bài thơ thực chất là 3 câu hỏi mà nhân vật trữ tình dành cho nhân vật “Em”. Những câu hỏi ấy khiến ta nhớ tới ca khúc “Mùa thu cho em” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên mà ở đó, nhân vật cũng hỏi người yêu của mình rằng: “Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ/ Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương”. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ, ta sẽ thấy có sự khác biệt rất lớn giữa tâm thế của hai cách hỏi này, chỉ một từ khác đi thôi cũng khiến nhân vật trong thơ Lưu Trọng Lư cô đơn, lẻ loi hơn gấp bội, chính nằm ở chữ “có” và “không” trong lời hỏi. Lưu Trọng Lư viết “Em không nghe” thay vì “Em có nghe”. Nếu là “em có nghe”, hẳn là giữa anh và em vốn có sự đồng cảm, vì em không thấy nên anh sẽ chỉ cho em thấy, chữ “có” dường như sẵn mang một sắc thái khẳng định, lạc quan. Ở mặt đối lập lại là cách nói “Em không nghe”, giữa anh và em thật đầy vẻ lạ lẫm, xa xôi, anh đã thấy hết vẻ đẹp ấy nhưng em lại không thấy, chữ “không” ngược lại ngầm mang sắc thái phủ định, buồn bã. Vả lại, nếu em có nghe thấy hết thảy nông nỗi mùa thu mà anh lại buông lời hỏi “Em không nghe”, cũng có nghĩa rằng anh đâu hiểu em, anh không hề đồng cảm với lòng em. Cụm từ “Em không nghe” lặp lại ba lần nhấn mạnh một tiếng lòng lẻ loi. Em không nghe “thổn thức”, em không nghe “rạo rực”, em không nghe lá kêu, em không nghe lòng anh và không nghe cả chính lòng em. Người ta chỉ có thể nghe thấy cái “thổn thức”, “rạo rực” bằng tâm hồn mình. Em đứng bên anh ở nơi đây nhưng tấm lòng em mãi khóa cửa và xa xôi. Buồn biết bao khi thân xác hiện diện cùng nhau mà tâm hồn chia cách đôi ngả. Không những vậy, bài thơ còn được xây dựng bằng kết cấu phi đối xứng, có hỏi mà không có đáp, có người hỏi mà không có người trả lời. Từ đầu tới cuối chỉ có nhân vật trữ tình lên tiếng còn “Em” lại như “con nai vàng ngơ ngác” kia thờ ơ, không trả lời. Vậy là “tiếng thu” trong nhan đề hẳn là tiếng buồn phát xuất từ tâm hồn không thể đồng cảm, không được đồng cảm. Nỗi cô lẻ đơn chiếc, sự rời rạc, niềm khắc khoải sớm đã ghi dấu lên từng câu chữ đầu tiên của bài thơ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |