LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý bàn về ý nghĩa của niềm tin vào bản thân mình

lập dàn ý bàn về ý nghĩa của niềm tin vào bản thân mình
1 trả lời
Hỏi chi tiết
34
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Dàn ý bàn về ý nghĩa của niềm tin vào bản thân mình**

**I. Mở đầu**
- Giới thiệu chủ đề: Niềm tin vào bản thân là yếu tố quan trọng trong cuộc sống.
- Khẳng định ý nghĩa của niềm tin vào bản thân trong việc định hình con người và hướng đi trong cuộc sống.

**II. Nội dung**

**A. Khái niệm niềm tin vào bản thân**
- Định nghĩa niềm tin vào bản thân: Là sự tự tin và lòng tin vào khả năng của chính mình.
- Các biểu hiện của niềm tin vào bản thân: Đặt mục tiêu, suy nghĩ tích cực, chấp nhận thử thách.

**B. Ý nghĩa của niềm tin vào bản thân**

1. **Tạo động lực phát triển bản thân**
- Niềm tin giúp người ta vượt qua khó khăn, thử thách.
- Tạo động lực để tiếp tục học hỏi, rèn luyện và phấn đấu.

2. **Giúp cải thiện tâm lý và tinh thần**
- Niềm tin vào bản thân giúp giảm lo âu, tự ti.
- Tạo ra tinh thần lạc quan, vui vẻ trong cuộc sống.

3. **Xây dựng mối quan hệ tích cực với người khác**
- Người tự tin thường thu hút được sự chú ý và tôn trọng từ người khác.
- Cải thiện khả năng giao tiếp và xử lý tình huống xã hội.

4. **Giúp đạt được thành công**
- Niềm tin vào bản thân là chìa khóa để hoàn thành mục tiêu.
- Người có niềm tin vững vàng thường có khả năng thành công cao hơn.

5. **Khả năng đối mặt với thử thách và thất bại**
- Niềm tin giúp người ta mạnh mẽ hơn khi đối diện với khó khăn.
- Từ những thất bại, người có niềm tin vào bản thân thường học hỏi và trưởng thành hơn.

**III. Kết luận**
- Khẳng định tầm quan trọng của niềm tin vào bản thân trong cuộc sống.
- Khuyến khích mọi người phát triển niềm tin vào bản thân để có thể sống một cuộc đời ý nghĩa và thành công hơn.
1
0
Nguyễn Trung Sơn
22/09 12:22:26
+5đ tặng

I. Mở bài

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc sống của mỗi con người.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống...

2. Bình luận và chứng minh

- Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:

  • Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa...
  • Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình...

- Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ:

  • Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử thách cuộc sống thì không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh sống, dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng trước cuộc sống
  • Trong thời đại hội nhập quốc tế một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện nên không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém, tự ti, không xác định được phương hướng của cuộc đời dễ bị người khác lừa gạt, lôi kéo. => Hình thành một bộ phận thanh niên có tính cách bạc nhược, ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư hỏng.

- Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là tự phụ, huênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.

3. Liên hệ bản thân

Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân:

  • Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiến thức và đạo đức, không ngừng giao lưu học hỏi. Sớm hình thành lý tưởng sống và dám đấu tranh để thực hiện lý tưởng đó.
  • Đối với các cơ quan quản lý xã hội: Xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi với hành, học kết hợp với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin, giàu tự trọng cho thế hệ học sinh, sinh viên; động viên, trân trọng, biểu dương những cá nhân dám nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho xã hội.

III. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của niềm tin trong cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư