Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của L. Paxtơ: Học vấn không có quê hương nhưng “người học vấn” phải có Tổ quốc.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài viết có thể triển khai theo các cách khác nhau song cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát, khẳng định lại vấn đề; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; thể hiện được suy nghĩ, quan điểm của cá nhân về vấn đề nghị luận, diễn đạt mạch lạc.
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa học vấn, “người học vấn” và Tổ quốc – Học vấn không có quê hương nhưng “người học vẫn” phải có Tổ quốc (L. Paxtơ).
b. Thân bài
b1. Giải thích: (1) Học vấn: những kiến thức, không chỉ về tri thức khoa học mà còn về những cách ứng xử, giao tiếp hàng ngày. (2) Học vấn không có quê hương: có nghĩa là học vấn không có biên giới, kiến thức thuộc về nhân loại và phục vụ cho toàn nhân loại. (3) Người học vấn phải có Tổ quốc: người sáng tạo/ phát minh ra những tri thức. Tổ quốc – quê hương chính là cái gốc của mỗi con người, là nơi dù bạn có là ai thì vẫn phải luôn yêu, luôn nhớ về và không thể chối bỏ. (4) Nội dung câu nói khẳng định mối quan hệ giữa học vấn, “người học vấn” và Tổ quốc. Con người có thể tiếp nhận tri thức của nhận loại và phục vụ cho toàn nhân loại nhưng phải luôn luôn hướng về quê hương, nguồn cội, phụng sự cho Tổ quốc.
b2. Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến Paxtơ đã nêu về mối quan hệ giữa học vấn, “người học vấn” và Tổ quốc, sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh
(1) Trong lịch sử, có biết bao dòng tri thức được truyền đi để ngày nay trở thành di sản chung của nhân loại; lan toả đến những ai có khát vọng học tập,có khát vọng truyền bá để những điều tốt đẹp đến với mọi người; bể học vô bờ, người ta có thể trau dồi kiến thức ở bất cứ nơi đâu. (2) Người học vấn – người sáng tạo tri thức cần ý thức được tổ quốc là điểm tựa để mỗi người có thể bay cao bay trên bầu trời tri thức; Tổ quốc là nơi mà ta phải ra sức phục vụ, ra sức bảo vệ, dù ta đang ở đâu và dù ta có thành công đến, giúp Tổ quốc giàu mạnh và phát triển hơn. (3) Chứng minh bằng những bằng chứng lịch sử về tri thức của nhân loại và những con người đã dâng hiến “học vấn” của mình cho quê hương, Tổ quốc.
b3. Bình luận, liên hệ
(1) Người học vấn có thể ở xa Tổ quốc nhưng không bao giờ được quên nguồn cội; đồng thời Tổ quốc luôn đón chào những đứa con xa trở về với khát vọng dựng xây, phát triển. (2) Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, có thể có hiện tượng “chảy máu chất xám”, người học vấn có thể đi tìm môi trường tốt để phát huy tài năng. Tuy nhiên, điều quan trọng là người học vấn cần xác định động cơ và mục đích cống hiến tốt đẹp. (3) Câu nói của L. Paxtơ dựa trên cơ sở của lòng người và gửi gắm một bài học về cách sống: sống ở trên đời không ai có thể quên cội nguồn, Tổ quốc.
c. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề nghị luận: Ý kiến giúp mỗi chúng ta có hiểu biết đúng đắn về Mối quan hệ giữa học vấn, “người học vấn” và Tổ quốc. Từ đó, mỗi chúng ta biết trau dồi, mở mang tri thức, biết gắn kết với cội nguồn, phụng sự cho Tổ quốc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |