Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thomas L. Friedman từng phát biểu: “Đứng một mình, bạn không thể nào là một con người hoàn chỉnh,... Bạn phải là người có cội nguồn và là phần không tách khỏi của một vườn ô liu nào đó”. Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm trên hay không? Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị.

Thomas L. Friedman từng phát biểu: “Đứng một mình, bạn không thể nào là một con người hoàn chỉnh,... Bạn phải là người có cội nguồn và là phần không tách khỏi của một vườn ô liu nào đó”.

Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm trên hay không? Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
7
0
0
Bạch Tuyết
25/09 07:19:13

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Để phát triển và hoàn thiện, mỗi cá nhân cần luôn đặt mình trong mối quan hệ với nguồn cội và môi trường văn hoá xung quanh – “Đứng một mình, bạn không thể nào là một con người hoàn chỉnh... Bạn phải là người có cội nguồn và là phần không tách khỏi của một vườn ô liu nào đó”.

b. Thân bài

b1. Giải thích: (1) Đứng một mình: tách biệt với cộng đồng và thế giới xung quanh. (2) Người hoàn chỉnh: người phát triển đầy đủ, trọn vẹn. (3) Cội nguồn: là sự khởi đầu, là gốc rễ, cái có trước để sinh ra những giá trị tiếp theo. Với mỗi con người, “cội nguồn” chính là gia đình, tổ tông, họ tộc; rộng hơn là các thế hệ cha ông đi trước, là quốc gia, dân tộc. (4) Vườn ô liu: cách nói hình ảnh để chỉ cộng đồng và môi trường văn hoá xã hội xung quanh mỗi người. (5) Nội dung ý kiến: Mỗi cá nhân không thể phát triển trọn vẹn nếu tách rời khỏi nguồn cội cũng như môi trường, nền tảng văn hoá xã hội xung quanh.

b2. Khẳng định sự tích cực, đúng đắn của ý kiến “Đứng một mình... của một vườn ô liu nào đó” và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh bảo vệ suy nghĩ, quan điểm đã nêu

(1) Mỗi con người đều sinh ra từ một nguồn cội xác định, lớn lên trong một môi trường văn hoá xã hội cụ thể – ai cũng có cha mẹ, ông bà, tổ tiên, quê hương,

quốc gia của mình. Mỗi con người cũng thuộc về một thời đại lịch sử với những đặc điểm, điều kiện văn hoá xã hội khác biệt. (2) Các yếu tố nguồn cội và môi trường tạo ra các điều kiện thiết yếu và có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến sự phát triển của mỗi cá nhân con người, góp phần tạo nên tính cách, phẩm chất của họ. Vì vậy, mỗi con người đều mang dấu ấn rõ nét của gia đình, quê hương, địa phương sinh sống; đồng thời gắn với một dân tộc, một quốc tịch nhất định. Trên thế giới, bởi thế, mà tồn tại những ngôn ngữ khác nhau, những phong tục văn hoá khác nhau,... (3) Sống là hành trình tương tác, tạo nên các mối quan hệ đa chiều; mọi giá trị của con người đều được đặt trong hệ quy chiếu với cộng đồng. Cá nhân mỗi người khi còn nhỏ sẽ kết nối với những người thân trong gia đình, càng lớn lên, mạng lưới kết nối càng được mở rộng cùng sự phát triển của bản thân. Sự kết nối ẩn chứa sức mạnh to lớn, không chỉ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển năng lực mà còn làm nên động lực để mỗi người sống hạnh phúc, bồi đắp nên những mối liên kết bền chắc. (4) Mỗi con người trong quá trình trưởng thành và kết nối đồng thời cũng tiếp tục góp phần tạo nên nguồn cội cho các thế hệ tiếp theo và là một phần gây dựng nên vườn ô liu xanh tốt, tạo nên mạng lưới xã hội, cộng đồng rộng lớn. Nói cách khác, mỗi cá nhân chính là một tế bào của xã hội, đều tác động đến sự phát triển chung của xã hội. (5) Chứng minh, làm rõ ý kiến bằng các bằng chứng: + Mối quan hệ chặt chẽ giữa mỗi cá nhân với nguồn cội, cộng đồng và môi trường xung quanh đã được khẳng định từ văn học dân gian đến văn học viết như: “Cha nào con nấy”; “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội như sông có nguồn”; “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”...; + Từ những người bình thường cho đến các bậc vĩ nhân đều mang “dấu ấn”, sức mạnh của nguồn cội và môi trường văn hoá của thời đại; đồng thời mỗi người cũng lại là nhân tố góp phần tạo nên môi trường đó. Có thể lấy hình ảnh của chủ tịch Hồ Chí Minh làm minh chứng: phẩm chất của Người chính là sự kết tinh của truyền thống gia đình, quê hương, dân tộc; yếu tố thời đại chính là “cái nôi” tôi luyện ý chí, nghị lực; phát huy tài năng để Người trở thành vị lãnh tụ vĩ đại, nhà cách mạng xuất chúng làm thay đổi vận mệnh dân tộc và mở ra một trang lịch sử mới.

b3. Bình luận, liên hệ

(1) Không đứng một mình để phát triển một cách toàn diện nhưng không có nghĩa là không phát huy nội lực của bản thân, dựa dẫm và phụ thuộc hoàn toàn vào sự tác động của ngoại cảnh. (2) Cần biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và luôn nỗ lực hết mình nhằm tạo nên các giá trị để đóng góp vào dòng chảy lịch sử của gia đình, dòng tộc, quê hương, đất nước; góp phần tạo nên vườn ô liu xanh tốt.

c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc ý thức được vai trò của nguồn cội, cộng đồng và môi trường văn hoá xung quanh và ý thức, trách nhiệm đóng góp, cống hiến của bản thân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo