Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích cấu tứ của bài thơ sau: THƠ VIẾT Ở BIỂN (Hữu Thỉnh) Anh xa em Trăng cũng lẻ Mặt trời cũng lẻ Biển vẫn cậy mình dài rộng thế Vẳng cánh buồm một chút ...

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích cấu tứ của bài thơ sau:

THƠ VIẾT Ở BIỂN

(Hữu Thỉnh)

Anh xa em

Trăng cũng lẻ

Mặt trời cũng lẻ

Biển vẫn cậy mình dài rộng thế

Vẳng cánh buồm một chút

đã cô đơn

Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn

Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím

Sóng chẳng đi đến đâu

nếu không đưa em đến

Vì sóng đã làm anh

Nghiêng ngả

Vì em.

(Trích tập thơ Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994, tr.35-36.)

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
366
0
0
Nguyễn Thị Nhài
25/09 07:18:13

a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự độc đáo trong cấu tứ của bài Thơ viết ở biển.

b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận

(1) Bài thơ được tổ chức theo cách thức sóng đôi, đồng nhất giữa hình ảnh, cảm xúc của nhân vật trữ tình với thế giới tự nhiên, vũ trụ. Sự sóng đôi, đồng nhất giữa cảm xúc của nhân vật trữ tình với thế giới tự nhiên, vũ trụ được thể hiện qua “bối cảnh”: “anh xa em” – nỗi cô đơn, lẻ loi do vắng bóng người yêu được hiện hữu qua hai thực thể của vũ trụ: “trăng”, “mặt trời”. Đây vốn là những thực thể duy nhất của vũ trụ, nhưng nay được nhìn nhận trong sự ứng chiếu của cảm xúc tình yêu nên “cũng lẻ”. Tiếp đến, nỗi niềm cô đơn của anh khi “xa em” còn được phản chiếu qua cảm xúc của “biển” khi vắng “cánh buồm”. Không những vậy, nhân vật trữ tình còn soi hình ảnh và lòng mình vào “gió”, vào “vách núi”, vào “chiều”, vào “sóng”: vách núi phải mòn mỏi vì gió dù gió không phải là roi, như anh đang phải

1 mòn mỏi vì em; anh cũng đang “tím” cả cõi lòng dù em không phải là chiều; còn sóng không thể vào bờ nếu không đưa được em đến với anh bởi sóng làm anh nghiêng ngả nhưng là nghiêng ngả “vì em”. (2) Cấu tứ của bài thơ thật độc đáo, bởi qua đó, tác giả đã diễn tả được một cách đậm sâu và đầy ấn tượng về tình yêu sâu sắc của nhân vật trữ tình trong tình yêu đôi lứa: nỗi nhung nhớ, cô đơn, mong mỏi khi xa cách; đó là khao khát được gặp gỡ, đoàn tụ.

c. Kết đoạn: Khẳng định lại vẻ đẹp, ý nghĩa của cấu tứ bài thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×