LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đừng để cho người khác cầm bút khi bạn viết câu chuyện cuộc đời mình. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

Đừng để cho người khác cầm bút khi bạn viết câu chuyện cuộc đời mình.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
63
0
0
Tôi yêu Việt Nam
25/09 07:21:49

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Mỗi cá nhân cần làm chủ cuộc đời mình, chủ động tạo nên một cuộc sống ý nghĩa cho bản thân, đừng biến mình trở thành “bản sao” thụ động của người khác – Đừng để cho người khác cầm bút khi bạn viết câu chuyện cuộc đời mình”.

b. Thân bài

b1. Giải thích: (1) Bạn viết câu chuyện cuộc đời mình: hình ảnh ẩn dụ. Câu chuyện cuộc đời mình là cuộc sống, sự trải nghiệm, là hành trình trong cuộc đời của mỗi người. Những điều đó không sẵn có, không được lập trình mà luôn ở phía trước, được bản thân tạo ra với vô vàn những “sự kiện” hấp dẫn, thú vị, nhưng cũng đầy bất ngờ, thử thách, như một “câu chuyện” mà mỗi trang còn đang mở về phía tương lai. (2) Người khác cầm bút: hình ảnh ẩn dụ: Người khác điều khiển, quyết định cuộc sống của chúng ta, áp đặt những suy nghĩ, quan điểm, lối sống, mơ ước,... của họ cho ta, khiến cuộc sống của bản thân ta chỉ còn là sự “nối dài” cuộc sống của “ai đó”, là cái bóng mờ của kẻ khác, không được tồn tại là chính mình. (3) Nội dung của câu nói: Câu nói là lời khuyên mỗi con người cần làm chủ cuộc sống của bản thân, tự ra quyết định và chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình, tự đứng trên đôi chân và cảm nhận, trải nghiệm cuộc sống bằng đôi mắt, đôi tai,... của chính mình. Từ đó, làm cho cuộc sống của bản thân thêm độc đáo, giàu có, phong phú, thực sự có ý nghĩa. Câu nói truyền cảm hứng “sáng tạo” cho mỗi cá nhân trong hành trình kiến tạo cuộc sống của chính chúng ta.

b2. Khẳng định sự tích cực, đúng đắn của ý kiến “Đừng để cho người khác cầm bút khi bạn viết câu chuyện cuộc đời mình” và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh

(1) Không tồn tại “một bản đồ” sẵn có và duy nhất cho tất cả mọi người trong cuộc sống. Có những kho kinh nghiệm chung người đi trước đã trải qua, đúc rút mà chúng ta có thể học hỏi để trưởng thành, nhưng điều đó không thay thế được sự trải nghiệm hành trình cuộc sống của mỗi người. Cuộc sống là những trang mở, luôn ở phía trước, luôn thay đổi từng ngày, từng giờ bởi nhiều tác động khách quan và chủ quan khác nhau, nhiều điều chưa từng có tiền lệ. Những điều đúng đắn của ngày qua có thể không còn là chân lí hôm nay. Phụ thuộc vào sự lập trình sẵn có thể dẫn đến sự thất bại trong một bối cảnh thực tiễn đa dạng, phức tạp và luôn tiềm ẩn những thử thách mới. (2) Cuộc đời của mỗi người được làm nên từ tất cả những hành động, những kinh qua, nghiệm trải, tích luỹ, lớn khôn, trưởng thành do bản thân chúng ta thực hiện. Không ai có thể sống thay, rung động thay, vui, buồn, sướng, khổ, hạnh phúc, khổ đau, mơ ước, khát vọng, nghĩ ngợi, suy tư,... thay cho bản thân sự thụ cảm của những giác quan ở chính nơi ta, cho những suy nghĩ, cân nhắc, lựa chọn và quyết định của ta. Bầu trời xanh bao la kì diệu như muốn nâng cánh ước mơ này là cảm nhận của chính ta. Mặt đất gần gũi, thân thương, sum vầy, ấm áp mà cũng đầy những chông gai, thử thách, những con đường chưa khai mở còn vẫy gọi ở đâu đó là rung động, là niềm mong ước, là những trăn trở, lựa chọn,... không ai khác ngoài ta,... Cuộc đời đã trao vào đôi tay chúng ta niềm hạnh phúc được cầm cây bút để tự viết nên trang cuộc sống muôn màu trong đó nhân vật chính trước hết là tác giả của câu chuyện ấy. (3) Không ai muốn tồn tại trong đời như một bản sao, mỗi cá nhân đều có niềm mong mước chính đáng và mạnh mẽ được sống là chính mình. Đảm nhiệm vai trò tác giả viết nên câu chuyện cuộc đời của bản thân là con đường duy nhất để thực hiện điều đó. Nhờ vậy, con người biết chủ động sắp đặt cuộc sống của bản thân, biết tự nhìn nhận những gì mình đang có, mình mong muốn, biết đặt ra lộ trình phấn đấu, biết rèn luyện ý chí, biết ra quyết định, chấp nhận thử thách, chấp nhận cả sự thất bại, có can đảm đứng dậy sau vấp ngã, có dũng khí đứng trên đôi bàn chân và nhìn nhận, suy xét bằng con mắt của chính mình,...Là tác giả viết nên câu chuyện cuộc đời mình bạn có thể nếm trải và hạnh phúc với tất cả những điều đó. (4) Điều gì sẽ xảy ra nếu “người khác cầm bút khi bạn viết câu chuyện về cuộc đời mình”? Bạn sẽ chỉ là nhân vật trong câu chuyện do người khác tạo dựng, sắp xếp. Bạn sẽ suy nghĩ, nói năng, hành động, cảm nhận,... theo ý đồ, mục đích dựng sẵn. Bạn sẽ luôn luôn phụ thuộc vào người khác, không thể tự trưởng thành và không bao giờ được sống như chính mình có thể và mong ước. (5) Chứng minh, làm rõ ý kiến bằng các minh chứng: Những con người đã “viết câu chuyện cuộc đời mình” bằng tất cả sự dấn thân, nếm trải, cống hiến: người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành đã viết những trang cuộc đời cho tuổi trẻ với hoài bão, khát khao, “ham muốn tột bậc”; những nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị trong và ngoài nước đã viết câu chuyện cuộc đời của họ bằng những nỗ lực cống hiến, phát minh cho nhân loại, bằng sự đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng, mưu cầu hạnh phúc của con người,...; các thế hệ nhân dân trong lịch sử đã viết câu chuyện cuộc đời họ gắn liền với sinh mệnh của đất nước, đã “hoá thân cho dáng hình xứ sở”; ngày nay, nhiều bạn trẻ đang nỗ lực viết nên cuộc đời cho bản thân bằng những nếm trải mới mẻ, những vấp ngã và sự kiên trì để vươn đến thành công trong nhiều lĩnh vực,... Lại có những người “để cho người khác cầm bút khi viết câu chuyện cuộc đời mình”, chấp nhận lựa chọn nghĩ theo, nói theo, sống theo, sống một cuộc đời mờ nhạt, là bản sao của người khác,...

b3. Bình luận, liên hệ

(1) Biết “đứng trên đôi vai người khác”, lắng nghe, tích luỹ kinh nghiệm từ “người khác” để hành trình “cầm bút viết câu chuyện cuộc đời mình” của bản thân tránh được sai lầm, ngộ nhận,... không đáng có. (2) Những hành trang cần chuẩn bị để trở thành tác giả “viết câu chuyện cuộc đời mình”: nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của bản thân với chính cuộc đời mình, không dựa dẫm, không ỷ lại, “tầm gửi” vào người khác; học tập, tích luỹ tri thức, mở mang hiểu biết; chủ động, tích cực đón bắt các cơ hội; rèn luyện ý chí, quyết tâm,...; chia sẻ ngắn gọn trải nghiệm của người viết về hành trình đang “viết nên câu chuyện cuộc đời” của bản thân,...

c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc làm chủ cuộc sống, không ngừng nỗ lực, sáng tạo, kiên trì để làm cho câu chuyện cuộc đời mình thêm sinh động, thú vị, độc đáo, giàu giá trị.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư