Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài vi hành

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
552
0
0
Trần Đan Phương
01/08/2017 00:52:48
Soạn bài vi hành
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Việc tạo dựng tình huống truyện và hình ảnh vua Khải Định
- Truyện mở đầu bằng một tình huống oái ăm, vừa có nét vui của sự ngộ nhận, vừa tảo được hiệu quả châm biếm sâu cay mà vẫn giữ tính khách quan khi kể chuyện. Đó là tình huống lầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tài điện ngầm. Họ cho rằng nhân vật Tôi trong truyện chính là vua Khải Định và cũng không hề biết tiếng Pháp nên tự nhiên trò chuyện, tranh luận, chê bai ông vua này.
- Tình huống lầm lẫn tưởng như vô lí nhưng lại rất có lí, vì người phương Tây rất khó phân biệt được bộ mặt khác nhau của những người da vàng mắt xếch, mặt thì bủng như vỏ chanh. Chính tình huống nhầm lẫn ấy khiến cho câu chuyện thật tự nhiên, tạo điều kiện cho việc miêu tả chân dung của vua Khải Định thật hài hước, khách quan.
- Tạo ra tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái còn để nhân qua đó, nhân vật Tôi tình cờ hiểu được nhiều điều nhận xét của người phương Tây đối với một vị vua An Nam : ngoại hình thì quê mùa, lố bịch, giống như một thứ đồ cổ ; hành tung thì mờ ám, đi ăn mảnh một cách đê tiện, đến những nơi không phải của một vị vua… tóm lại, ông ta chỉ là một trò hề, một con rối không hơn không kém trong con mắt của đôi thanh niên nam nữ người Pháp. Vì thế, dù vua Khải Định không hề xuất hiện trong truyện nhưng chân dung của ông ta được dựng lên rất cụ thể và ngộ nghĩnh.
Câu 2. Thủ đoạn xảo trá và bộ mặt nhân nghĩa của thực dân Pháp
- Tổ chức hội chợ thuộc địa để ve vãn, lừa bịp nhân dân các nước thuộc địa.
- Bày ra cảnh đón tiếp người An Nam niềm nở, chu đáo nhưng thực chất là để theo dõi gắt gao mọi hành động, cử chỉ của họ như những tên chó săn.
- Đưa ra nhiều bài khai hóa, văn minh rằng người da trắng đều là những bậc khai hóa để lừa bịp, xoa dịu dân chúng. Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp càng cố giấu càng bị phơi bày ra những hành động trái ngược của chúng.
- Thi hành chính sách thuế khóa nặng nề, chế độ ngu dân độc ác, đầu độc nhân dân thuộc địa bằng rượu cồn và thuốc phiện.
Câu 3. Biện pháp nghệ thuật trong truyện Vi hành.
- Tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo, đầy sáng tạo thể hiện là một người viết truyện ngăn già dặn.
- Sáng tạo độc đáo nhất là hư cấu ra cuộc nhầm lẫn của đôi thanh niên nam nữ trong tàu điện ngầm ở Pa-ri để qua đó khách quan tố cáo, lên án tên vua bù nhìn Khải Định.
- Các dựng cảnh sinh động, đối thoại tự nhiên, hợp lí, trần thuật chuyện linh hoạt.
- Sử dụng hình thức bức thư gởi cô em họ để có thể dung nạp trong một truyện ngắn nhiều giọng điệu phong phú, nhiều liên tưởng thật thú vị…
- Giọng điệu châm châm biến tự nhiên nhưng sâu cay, sắc sảo qua những chi tiết chọn lọc đắt giá, qua cách viết đa nghĩa gợi nhiều suy nghĩ lên tưởng cho người đọc, cách dùng ngôn từ hàm chứa nhiều ý nghĩa…
- Giọng văn chế giễu thâm thúy, nhìn bề ngoài có vẻ nhẹ nhàng, hóm hỉnh, không hề có ý thoái mạ nhưng thực chất có sức mạnh đả kích rất quyết liệt An Nam Khải Định và chiêu bài khai hóa giả dối của thực dân Pháp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Vi hành

I. Tóm tắt cốt truyện

   Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi, người kể chuyện, là một người An Nam nên tưởng đó là Khải Định. Họ bàn luận nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pi - e, vua Thuấn rồi liên hệ, bình luận về cuộc “Vi hành” mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.

II. Hướng dẫn đọc thêm

Câu 1 (trang 171 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   Mâu thuẫn cơ bản của truyện được mở đầu bằng một tình huống oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định. Nhờ sự nhầm lẫn mà hình ảnh Khải Định được miêu tả vừa rất khách quan lại vừa hài hước.

Câu 2 (trang 171 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   Tác giả xây dựng được một tình huống truyện độc đáo đó là tình huống nhầm lẫn. Có rất nhiều sự nhầm lẫn: cặp đôi trai gái nhầm lẫn tác giả với Khải Định, người dân Pháp nhầm tất cả người da vàng mũi tẹt đều là Khải Định.

   Trong con mắt của đôi trai gái người Pháp, Khải Định chỉ như một tên hề rẻ tiền. Và với người Pháp hắn chỉ có tác dụng là làm thỏa mãn tính hiếu kì của họ.Với tình huống nhầm lẫn này, bức chân dung Khải Định không phải là một ông vua của một đất nước mà là một vai hề. Một vẻ ngoài không giống ai của Khải Định, cái vẻ ngoài nhố nhăng, lố bịch: “vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh, cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”. Thảm hại hơn, họ còn so sánh Khải Định với những trò ở đấu xảo “một cách khôi hài”, “phải mất những nghìn rưởi phrăng để xe vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò leo trèo nhào lộn của sư thánh xứ Công gô, hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh?”. Đó là một sự so sánh vừa hài hước, vừa đầy kịch tính có giá trị châm biến rất sâu sắc.

Câu 3 (trang 171 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   - Hình tượng nhân vật Khải Định

       + Mặt mũi: da vàng bủng như quả chanh, mũi tẹt, mắt xếch.

       + Trang phục thì lố lăng chẳng ra một phong cách cốt chỉ đẻ khoe trang sức lụa là có bao nhiêu là đeo hết hết lên người trưng diện.

       + Điệu bộ: lấm lén, lúng túng của phường ăn cắp vụng trộm.

       + Hành vi: nhút nhát.

→ Bản chất lố lăng của một ông vua bù nhìn.

   - Tính chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm được thể hiện:

       + Nhà văn tố cáo chế độ thực dân với chế độ chính sách dã man và tàn bạo.

       + Lên án chính sách lừa bịp của thực dân, chính sách ngu dân.

   - Đặc sắc về mặt nghệ thuật:

       + Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

       + Truyện được viết dưới dạng một bức thư – một lối văn tự do, phóng túng và đa giọng điệu.

       + Tính chất đa giọng điệu với nhiều sắc điệu khác nhau, từ giọng điệu giễu cợt mỉa mai, phê phán đả kích đến giọng điệu trữ tình tự sự... đã làm nên sức hấp dẫn và sức chiến đấu của tác phẩm.

0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)

Câu 1 & 2:

- Tạo tình huống đặc sắc bất ngờ. Đó là hai người khách nước ngoài tưởng nhân vật tôi là ông vua nước Việt nên đã đưa ra những phán xét về con người này. Và qua những nhận xét đó để tố cáo bộ mặt giả dối của tên vua Khải Định. Ông ta chỉ là một trò hề, một con rối không hơn không kém trong con mắt của đôi thanh niên nam nữ người Pháp. Vì thế, dù vua Khải Định không hề xuất hiện trong truyện nhưng chân dung của ông ta được dựng lên rất cụ thể và ngộ nghĩnh.

- Mâu thuẫn trào phúng: đó là sự nhầm lẫn giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa bản chất bù nhìn sa đọa và bản chất việc làm của chính quyền thực dân khi đưa Khải Định sang thăm Pháp.

Câu 3: Hình tượng nhân vật Khải Định

– Ngoại hình:

   + Mặt mũi: da vàng bủng như quả chanh, mũi tẹt, mắt xếch --> vô duyên

   + Trang phục thì lố lắng chẳng ra một phong cách nào cốt chỉ để khoe trang sức lụa là có bao nhiêu là đeo hết lên người trưng diện.

   + Điệu bộ: lấm lét lúng túng của phường ăn cắp vụng trộm

– Hành vi: nhút nhát, lén lút vi hành.

--> Chỉ bấy nhiêu thôi qua đấy ta thấy được bản chất của một ông vua bù nhìn

   Những đánh giá của đôi trai gái kia là những đánh giá khách quan của thực dân Pháp đôi với hoàng đế Khải Đinh. Từ một ông vua hắn biết thành một thằng hề một con rối để mua vui cho dân Pháp, để làm tay sai cho thực dân Pháp và cuối cùng chỉ là một đứa con nít ngốc nghếch mà thôi.

Tính chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm

– Nhà văn tố cáo chế độ thực dân với chế độ chính sách dã man và bịp bợm.

– Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện và rượu cồn.

– Nhà văn còn vạch trần những chính sách lừa bịp quốc tế của thực dân, tung chiêu bài khai hóa văn minh nhưng thực chất là cướp nước.

– Tố cáo chế độ nhà tù, những truy nã bủa vay theo dõi những người yêu nước trên khắp đất Pháp.

Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật trong truyện Vi hành

- Tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo, đầy sáng tạo thể hiện là một người viết truyện ngăn già dặn.

- Sáng tạo độc đáo nhất là hư cấu ra cuộc nhầm lẫn của đôi thanh niên nam nữ trong tàu điện ngầm ở Pa-ri để qua đó khách quan tố cáo, lên án tên vua bù nhìn Khải Định.

- Các dựng cảnh sinh động, đối thoại tự nhiên, hợp lí, trần thuật chuyện linh hoạt.

- Sử dụng hình thức bức thư gởi cô em họ để có thể dung nạp trong một truyện ngắn nhiều giọng điệu phong phú, nhiều liên tưởng thật thú vị…

- Giọng điệu châm châm biến tự nhiên nhưng sâu cay, sắc sảo qua những chi tiết chọn lọc đắt giá, qua cách viết đa nghĩa gợi nhiều suy nghĩ lên tưởng cho người đọc, cách dùng ngôn từ hàm chứa nhiều ý nghĩa…

- Giọng văn chế giễu thâm thúy, nhìn bề ngoài có vẻ nhẹ nhàng, hóm hỉnh, không hề có ý thoái mạ nhưng thực chất có sức mạnh đả kích rất quyết liệt An Nam Khải Định và chiêu bài khai hóa giả dối của thực dân Pháp.

0
0
Trần Đan Phương
07/04/2018 11:22:57

Soạn bài: Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)

Câu 1 & 2:

- Tạo tình huống đặc sắc bất ngờ. Đó là hai người khách nước ngoài tưởng nhân vật tôi là ông vua nước Việt nên đã đưa ra những phán xét về con người này. Và qua những nhận xét đó để tố cáo bộ mặt giả dối của tên vua Khải Định. Ông ta chỉ là một trò hề, một con rối không hơn không kém trong con mắt của đôi thanh niên nam nữ người Pháp. Vì thế, dù vua Khải Định không hề xuất hiện trong truyện nhưng chân dung của ông ta được dựng lên rất cụ thể và ngộ nghĩnh.

- Mâu thuẫn trào phúng: đó là sự nhầm lẫn giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa bản chất bù nhìn sa đọa và bản chất việc làm của chính quyền thực dân khi đưa Khải Định sang thăm Pháp.

Câu 3: Hình tượng nhân vật Khải Định

– Ngoại hình:

   + Mặt mũi: da vàng bủng như quả chanh, mũi tẹt, mắt xếch --> vô duyên

   + Trang phục thì lố lắng chẳng ra một phong cách nào cốt chỉ để khoe trang sức lụa là có bao nhiêu là đeo hết lên người trưng diện.

   + Điệu bộ: lấm lét lúng túng của phường ăn cắp vụng trộm

– Hành vi: nhút nhát, lén lút vi hành.

--> Chỉ bấy nhiêu thôi qua đấy ta thấy được bản chất của một ông vua bù nhìn

   Những đánh giá của đôi trai gái kia là những đánh giá khách quan của thực dân Pháp đôi với hoàng đế Khải Đinh. Từ một ông vua hắn biết thành một thằng hề một con rối để mua vui cho dân Pháp, để làm tay sai cho thực dân Pháp và cuối cùng chỉ là một đứa con nít ngốc nghếch mà thôi.

Tính chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm

– Nhà văn tố cáo chế độ thực dân với chế độ chính sách dã man và bịp bợm.

– Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện và rượu cồn.

– Nhà văn còn vạch trần những chính sách lừa bịp quốc tế của thực dân, tung chiêu bài khai hóa văn minh nhưng thực chất là cướp nước.

– Tố cáo chế độ nhà tù, những truy nã bủa vay theo dõi những người yêu nước trên khắp đất Pháp.

Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật trong truyện Vi hành

- Tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo, đầy sáng tạo thể hiện là một người viết truyện ngăn già dặn.

- Sáng tạo độc đáo nhất là hư cấu ra cuộc nhầm lẫn của đôi thanh niên nam nữ trong tàu điện ngầm ở Pa-ri để qua đó khách quan tố cáo, lên án tên vua bù nhìn Khải Định.

- Các dựng cảnh sinh động, đối thoại tự nhiên, hợp lí, trần thuật chuyện linh hoạt.

- Sử dụng hình thức bức thư gởi cô em họ để có thể dung nạp trong một truyện ngắn nhiều giọng điệu phong phú, nhiều liên tưởng thật thú vị…

- Giọng điệu châm châm biến tự nhiên nhưng sâu cay, sắc sảo qua những chi tiết chọn lọc đắt giá, qua cách viết đa nghĩa gợi nhiều suy nghĩ lên tưởng cho người đọc, cách dùng ngôn từ hàm chứa nhiều ý nghĩa…

- Giọng văn chế giễu thâm thúy, nhìn bề ngoài có vẻ nhẹ nhàng, hóm hỉnh, không hề có ý thoái mạ nhưng thực chất có sức mạnh đả kích rất quyết liệt An Nam Khải Định và chiêu bài khai hóa giả dối của thực dân Pháp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×