Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
767
0
0
Nguyễn Thu Hiền
01/08/2017 03:25:29
Soạn bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
I. Yêu cầu của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
1. Phỏng vấn
Phỏng vấn là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận thông tin trực tiếp từ một đối tượng. Ví dụ : phỏng vấn người vừa đạt huy chương vàng trong một kì thể thao nào, phỏng vấn một chuyên gia chống virut… Phỏng vấn có thể tiền hành bằng nhiều hình thức như phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi, phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn qua thư điện tử… trong đó hình thức thường gặp nhất là phỏng vấn trực tiếp. Trong phỏng vấn, năng lực tư duy và diễn đạt (đặc biệt là khả năng trình bày miệng) của những người tham gia cũng như năng lực ứng xử trong văn hóa giao tiếp được bộc lộ rõ.
Hình thức phỏng vấn đang được sử dụng khá phổ biến trên báo chí và trong đời sống xã hội. Đối với học sinh, việc tham gia vào các cuộc phỏng vấn, trả lời phỏng vấn thường gặp ở nhà trường. Điều này góp phần rèn luyện khả năng quan sát, phân tích, thái độ chủ động, tự tin cũng như các kĩ năng giao tiếp.
2. Yêu cầu của phỏng vấn
a. Đối với người phỏng vấn
Với mục đích khai thác, thu nhận thông tin, người phỏng vấn cần chuẩn bị chu đáo cho cuộc phỏng vấn.
- Trước khi phỏng vấn : cần xác định rõ mục đích phỏng vấn ; có sự hiểu biết nhất định về nội dung và đối tượng phỏng vấn, từ đó xây dựng đề cương phỏng vấn với các câu hỏi thích hợp.
- Trong khi phỏng vấn : cần có thái độ tôn trọng người phỏng vấn và tôn trọng các quy tắc giao tiếp. Cần đặc câu hỏi một cách dễ hiểu để người được phỏng vấn nắm bắt ý đồ phỏng vấn, tránh đặt vấn đề quá phức tạp hoặc chung chung, tránh những câu hỏi thiếu tê nhị hoặc xúc phạm đến người được phỏng vấn. Cần lắng nghe, ghi chép, suy nghĩ về các câu trả lời để phát triển mạch phỏng vấn hiệu quả nhằm khai thác thông tin một cách tối đa. Cần xem phỏng vấn là một cuộc trò chuyện, không nên làm bầu không khí phỏng vấn trang nghiêm, kém thân mật.
- Sau phỏng vấn : cần sử dụng một cách trung thực những thông tin thu nhận được, sau khi có sự đồng ý của người được phỏng vấn để đăng tin, công bố bài phỏng vấn (trong phỏng vấn báo chí) hoặc để làm căn cứ nhận xét, đánh giá về người được phỏng vấn (trong phỏng vấn tuyển chọn, sát hạch). Bài phỏng vấn thường được trình bày theo hình thức hỏi đáp trực tiếp, hoặc có thể theo lối tường thuật.
b. Đối với người được phỏng vấn
Là người cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm, sự hiểu biết của mình trước một vấn đề, người được phỏng vấn cần chuẩn bị chu đáo những kiến thức, kĩ năng liên quan đến vấn đề phỏng vấn, đồng thời có trách nhiệm đối với thông tin mà mình cung cấp.
Người được phỏng vấn có thể trả lời hoặc không trả lời câu hỏi, tuy nhiên nên có thái độ cởi mở, hợp tác trong đối thoại, có sự tự tin và khả năng phản xạ nhanh trước các tình huống đặt ra, đồng thời tránh trả lời lan man, dài dòng, xa rời trọng tâm.
II. Luyện tập
Bài tập 1. Cần quan sát hoặc đọc kĩ nội dung cuộc phỏng vấn để đưa ra nhận xét chính xác nhất. Nên thảo luận theo từng nhóm để lấy ý kiến đa số.
Bài tập 2. Cần nêu ra nhược điểm nào có tính chất phổ biến, dễ thông cảm và có thể sửa chữa được để cho thấy mình là người trung thực nhưng không làm trở ngại công việc của mình.
Bài tập 3. Chuẩn bịc các câu hỏi xoay quanh chủ đề về đọc sách, xem phim, thưởng thức văn nghệ… trong đó chu ý không nên sa vào các chi tiết vụn vặt. Mở đầu bản câu hỏi phải có lời chào và kết thúc phải có lời cảm ơn, các câu hỏi đi từ dễ đến khó.
Việc trả lời các câu hỏi cũng cần tính chất đầy đủ và dí dỏm, phù hợp với sự cảm thụ của lứa tuổi với vấn đề được hỏi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/08/2017 01:45:43
PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm
Phỏng vấn là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận thông tin trực tiếp từ một đối tượng, đối tượng đó thường là người nổi tiếng hoặc một người liên quan đến sự việc mamg tính chất thời sự, người làm chứng, ... Có thể phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng phiếu hỏi, phỏng vấn qua điện thoại, qua mạng Internet...hình thức thường gặp là phỏng vấn trực tiếp.
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đang được sử dụng khá phổ biến trên báo chí và đời sống xã hội; có tác dụng tốt giúp lứa tuổi thanh niên học sinh rèn luyện khă năng quan sát, phân tích và thái độ chủ động tự tin trong giao tiếp.
2. Yêu cầu
- Đối với người phỏng vấn: với mục đích khai thác, thu nhận thông tin, người phỏng vấn cần chuẩn bị thật chu đáo cho cuộc phỏng vấn. Trước khi phỏng vấn, xác định mục đích phỏng vấn, có hiểu biết về vấn đề và đối tượng phỏng vấn, xây dựng đề cương phỏng vấn với hệ thống câu hỏi phù hợp; khi phỏng vấn cần có thái độ tôn trọng người được phỏng vấn và tôn trọng các quy tắc giao tiếp, biết cách hỏi, khéo léo, biết lái nội dung câu chuyện sao cho suôn sẻ và đạt hiệu quả phỏng vấn.... Sau khi phỏng vấn, sửa chữa và sử dụng một cách trung thực nội dung thông tin đã thu nhận được có sự đồng ý của người được phỏng vấn, trình bày dưới hình thức hỏi đáp trực tiếp hoặc theo lối tường thuật.
- Đối với người được phỏng vấn: cần có trách nhiệm với thông tin mà mình cung cấp, chỉ nên trả lời những gì mình đã nắm bắt rõ ràng. Có thể trả lời hoặc không trả lời câu hỏi nhưng nên có thái độ cởi mở, hợp tác trong đối thoại; cần tự tin, phản xạ nhanh trước các câu hỏi, trả lời ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.
3. Một số lưu ý
Khi xây dựng đề cương phỏng vấn cần:
- Định hướng cụ thể, rõ ràng nội dung phỏng vấn.
- Câu hỏi đặt ra phải tập hợp được các ý tưởng của người phỏng vấn về một vấn đề nhất định, đồng thời có những câu hỏi then chốt để phát triển mạch phỏng vấn.
- Phán đoán các trước phương án trả lời của đối tượng để có những phản ứng phù hợp, đặt thêm câu hỏi phụ để có thông tin cần thiết.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Vấn đề dự định phỏng vấn đối với mỗi đối tượng
a. Đối tượng phỏng vấn là thầy (cô) hiệu trưởng
Vấn đề dự định phỏng vấn: lịch sử truyền thống, thành tích giáo dục, đội ngũ cán bộ công nhân viên của nhà trường; sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể địa phương...
b. Đối tượng phỏng vấn là một thầy (cô) giáo đã dạy học lâu năm tại trường
Vấn đề dự định phỏng vấn: tình cảm nghề nghiệp, những học sinh, đồng nghiệp để lại ấn tượng sâu đậm cho thầy cô; những kỉ niệm sâu sắc, khó phai trong sự nghiệp dạy học, những thành tích nổi bật, ...
c. Đối tượng phỏng vấn là bác lao công, người có nhiều năm làm việc tại trường
Vấn đề dự định phỏng vấn: về sự thay đổi của nhà trường; những kỉ niệm, những tình cảm, những suy nghĩ về các cháu học sinh, công việc,...
2+4. Hệ thống câu hỏi cho từng đối tượng và dự kiến nội dung trả lời)
- Thầy (cô) hiệu trưởng:
+ Thưa thầy (cô), thầy (cô) có thể kể cho chúng em nghe những chặng đường lịch sử truyền thống của nhà trường được không ạ?
(Dự kiến thông tin có được từ câu trả lời: ngày thành lập trường, lịch sử phát triển (các mốc lịch sử quan trọng đối với nhà trường, những biến đổi về quy mô, cơ sở vật chất, số lượng giáo viên, học sinh..., một vài kỉ niệm những năm đầu thành lập trường...)
+ Trong những năm học qua, trường ta đã đạt được rất nhiều những thành tích đáng ghi nhận, thầy (cô) có thể điểm qua những thành tích nổi bật nhất được không ạ?
(Dự kiến thông tin có được: một số thành tích giáo dục của nhà trường về thi học sinh giỏi, thi giáo viên dạy giỏi, các danh hiệu nhà trường đã đạt được, các hoạt động TDTT, tấm gương GV và HS...).
+ Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, vậy trong những năm qua nhà trường đã nhận được sự quan tâm như thế nào từ phía các ban ngành đoàn thể của địa phương ạ?
(Dự kiến thông tin có được: Sự quan tâm, giúp đỡ phối hợp hoạt động của chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên...các hoạt động cụ thể)
- Một thầy (cô) giáo đã dạy học lâu năm tại trường:
+ Thưa thầy (cô), là một người đã công tác rất lâu năm tại trường, hôm nay trong không khí kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy (cô) có thể chia sẻ với chúng em những tình cảm nghề nghiệp, những suy nghĩ của thầy (cô) về các thế hệ học sinh mà thầy (cô) từng dạy dỗ được không ạ?
(Dự kiến thông tin có được: Lòng yêu nghề, sự tin tưởng, tự hào; những nhận xét và tình cảm của mình đối với học sinh; một vài kỉ niệm về học sinh.)
+ Thưa thầy (cô), tâm trạng của cô trong những đầu tiên đến dạy tại trường và hiện giờ có gì khác nhau không ạ? Và bây giờ thấy (cô) nghĩ gì về thế hệ học sinh chúng em?
(Dự kiến thông tin có được: Kể về những ngày đầu đến dạy tại trường, nói về điểm giống và khác nhau giữa hai thời gian công tác; lòng yêu quý, sự tin tưởng đối với học sinh...).
- Bác lao công, người đã có nhiều năm làm việc tại trường:
+ Nêu lí do phỏng vấn, cảm ơn bác, người đã ba ngày tháng không biết mệt mỏi để giữ cho ngôi trường luôn xanh, sạch, đẹp.
+ Bác đã gắn bó với nhà trường bao nhiêu năm rồi ạ? Trong thời gian qua bác thấy nhà trường có những biến đổi như thế nào a?
(Dự kiến thông tin có được: Số năm công tác, những thay đổi của nhà trường, khang trang, sạch đẹp hơn...)
+ Sau nhiều năm gắn bó với nhà trường, bác hãy chia sẻ cùng chúng cháu một vài kỉ niệm đáng nhớ giữa bác và nhà trường? Bác nghĩ gì về những học sinh như chúng cháu?
(Dự kiến thông tin có được: một vài kỉ niệm, lòng yêu mến học sinh...)
3. Dự kiến lời mở đầu và kết thúc với mỗi đối tượng
- Thầy (cô) hiệu trưởng:
+ Lời mở đầu: Thưa thầy (cô), sắp đến ngày 20 -11, chúng em mong muốn có thêm hiểu biết về truyền thống dạy và học của nhà trường để đưa vào “Trang vàng truyền thống” trong tờ báo của lớp em. Vậy, mong thầy (cô) chia sẻ với chúng em một số thông tin về truyền thống dạy và học rất đáng tự hào của trường.
+ Lời kết thúc: Chúng em xin cảm ơn thầy (cô) rất nhiều. Thầy (cô) đã giúp chúng em thêm tự hào về ngôi trường yêu quý của mình! Chúng em kính chúc thầy (cô) mạnh khoẻ tiếp tục thúc đẩy nhà trường đi lên trong sự nghiệp trồng người.
- Một thầy (cô) giáo đã dạy học lâu năm tại trường:
+ Lời mở đầu: Thưa thầy (cô), sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày mà cả đất nước tôn vinh nghề giáo, chắc hẳn thầy (cô) đang có rất nhiều tâm sự, cảm xúc. Vậy chúng em rất mong thầy (cô) sẽ chia sẻ với chuyên mục “Trang vàng truyền thống” trong tờ báo của lớp chúng em những suy nghĩ về nghề nghiệp, về tình cảm đối với học sinh chúng em.
+ Lời kết thúc: Chúng em xin cảm ơn thầy (cô) rất nhiều. Qua những lời chia sẻ của thầy (cô) chúng em thêm biết ơn những tình cảm và công lao dạy dỗ của các thầy, các cô đối với chúng em; chúng em thêm tự hào về mái trường THPT...của mình. Chúng em xin kính chúc thầy (cô) dồi dào sức khoẻ để tiếp tục đón nhận nhiều hơn nữa những tình cảm chân thành sâu sắc của học sinh chúng em!
- Bác lao công, người đã có nhiều năm làm việc tại trường:
+Lời mở đầu: Thưa bác, bác là một người thầy (người cô) thứ hai dạy chúng cháu những bài học rất thực tế về giữ gìn vệ sinh trường, lớp. Hôm nay trong không khí chào mừng ngày 20/11 chúng cháu rất mong bác sẽ chia sẻ đôi điều tâm sự với chuyên mục “Trang vàng truyền thống” trong tờ báo của lớp cháu. Bác đồng ý bác nhé!
+ Lời kết thúc: Chúng cháu cảm ơn bác rất rất nhiều, chúng cháu hứa sẽ giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ để được bác tiếp tục yêu quý! Chúng cháu chúc bác mạnh khoẻ và càng ngày càng thu được ít rác ạ!
5. Trình bày bài phỏng vấn

Tham khảo bài “Thăm nhà bác “Dế Mèn”” (SGK, tr. 225) và dựa vào các nội dung trên để trình bày các bài phỏng vấn.
0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Câu 1 (trang 180 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn nhằm mục đích là để thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa.

Câu 2 (trang 180 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng, và vì thế, nó là một biểu hiện của tinh thần dân chủ trong một xã hội văn minh.

II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn

1. Chuẩn bị phỏng vấn

a, Trong khâu chuẩn bị phỏng vấn, nếu chỉ xác định được sẽ hỏi cái gì, để làm gì và hỏi ai thì chưa đủ bởi còn thiếu một khâu rất quan trọng đó là phương tiện phỏng vấn (máy quay phim, máy ghi âm, giấy bút, sổ ghi chép…)

b,

   - Trong phỏng vấn, câu hỏi là vô cùng quan trọng. Để đạt được mục đích phỏng vấn, câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

       + Ngắn gọn, rõ ràng.

       + Phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn.

       + Làm rõ chủ đề.

       + Liên kết với nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

- Chọn câu B, bởi trong hoạt động phỏng vấn, cần tránh hỏi những câu hỏi mà người trả lời chỉ cần đáp ngắn gọn, không giải thích thêm.

2. Tiến hành phỏng vấn

a, Khi phỏng vấn, không phải bao giờ người phỏng vấn cũng chỉ sử dụng những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Bởi trong quá trình lắng nghe lời đáp của người được phỏng vấn để đưa ra những câu hỏi phù hợp làm cho câu chuyện thêm sinh động, dẫn dắt câu chuyện phù hợp với nội dung mà mình muốn hướng đến.

b, Trong quá trình phỏng vấn, ngoài sự khiêm tốn, nhã nhặn và chăm chú lắng nghe, người phỏng vấn cần phải tạo không khí cởi mở, tôn trọng ý kiến của người phỏng vấn.

c, Kết thúc buổi phỏng vấn, người phỏng vấn cần nhớ cám ơn người trả lời phỏng vấn vì đã dành thời gian cho buổi nói chuyện.

3. Biên tập sau khi phỏng vấn

a, Người phỏng vấn không được tự ý sửa chữa những câu trả lời phỏng vấn. Bởi kết quả phỏng vấn phải được ghi lại một cách trung thực.

b, Nếu là buổi phỏng vấn trực tiếp thì chúng ta ghi lại được nét mặt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn.

III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn

Người được trả lời phỏng vấn không chỉ cần trả lời đúng vào điều được hỏi, bằng những ý kiến trung thực, rõ ràng mà câu trả lời còn cần được trình bày sao cho hấp dẫn.

Câu trả lời của Bác hay bởi vì nội dung trả lời rõ ràng, thú vị, thông minh nhưng rất dễ hiểu.

Luyện tập

Câu 1 (trang 182 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Cần quan sát hoặc đọc kĩ nội dung cuộc phỏng vấn để đưa ra nhận xét chính xác nhất.

Câu 2 (trang 182 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Phải trả lời thành thật khi chỉ ra điểm yếu của bản thân, là chỉ ra cả những cách để biến điểm yếu đó thành điểm mạnh của mình để câu trả lời sinh động, hấp dẫn và thu hút hơn. Ví dụ:

   - Thường ngủ dậy muộn

   - Ngại làm những công việc nặng nhọc

   - Rất hay tin người

Câu 3 (trang 183 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Thảo luận trên lớp:

   - Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề về đọc sách, xem phim, thưởng thức văn nghệ… trong đó chu ý không nên sa vào các chi tiết vụn vặt. Mở đầu bản câu hỏi phải có lời chào và kết thúc phải có lời cảm ơn, các câu hỏi đi từ dễ đến khó.

   - Việc trả lời các câu hỏi cũng cần tính chất đầy đủ và dí dỏm, phù hợp với sự cảm thụ của lứa tuổi với vấn đề được hỏi.

0
0
Nguyễn Thị Nhài
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Câu 1: Người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đề làm gì?

- Khi cần tìm hiểu tình hình thực tế, lấy ý kiến của nhiều người.... người ta mới phỏng vấn.

- Vậy phỏng vấn nhằm tìm hiểu, điều tra thực tế hoặc tìm minh chứng cho một vấn đề, giả thuyết...

Câu 2:

   Một xã hội thực sự dân chủ, văn minh không thể không đề cao vai trò quan trọng của các hoạt động phỏng vấn. Trả lời phỏng vấn là để hợp tác với người phỏng vấn nhằm giúp họ tìm ra sự thật. Đó là biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh, đồng thời là bổn phận của mọi người trong xã hội.

II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn

1. Chuẩn bị phỏng vấn

a. Trước khi phỏng vấn, cần xác định rõ tất cả các yếu tố: nội dung, mục đích, đối tượng, phương pháp phỏng vấn. Ngoài ra còn phải tính đến thời gian, địa điểm phỏng vấn. Sở dĩ phải quan tâm đên tất cả các yếu tố chi phối trên là vì, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phỏng vấn. Cho nên, nếu xác định được chủ đề (nội dung), mục đích và đối tưởng thì chưa đủ.

b.

- Mục đích của cuộc phỏng vấn là: đánh giá nhận thức, thái độ của người xin việc làm là đối tượng công ty để quyết định có nhận người được phỏng vấn làm việc tại công ty hay không?

- Chủ đề của cuộc phỏng vấn là những câu hỏi về nhận thức đối với công ty, đối với công việc mà công ty đang cần tuyển dụng nhân sự, về khả năng cống hiến cho công ty của đương sự...

- Đối tượng phỏng vấn là người đến xin việc làm tại công ty.

   Ngoài ra, có thể xác định thêm các yếu tố: phương pháp phỏng vấn (các câu hỏi tự luận), thời gian, địa điểm phỏng vấn...

c. Để thu thập được nhiều thông tin, người phỏng vấn nên chọn câu hỏi B, vì người trả lời phỏng vấn buộc phải trình bày đầy đủ cảm giác của mình về an toàn giao thông.

2. Tiến hành phỏng vấn

a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:

- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.

- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.

- Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn.

b. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhên. Người phỏng vấn cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.

c. Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

3. Biên tập sau khi phỏng vấn

a. Kết quả phỏng vấn phải được ghi lại một cách trung thực (người phỏng vấn không được tự ý sửa chữa những câu trả lời phỏng vấn).

b. Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn. Có thể thêm những miêu tả hoặc kể chuyện ngắn gọn nếu cần.

III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn

   Ngoài thái độ thẳng thắn, chân thành, trả lời chính xác, đầy đủ, trung thực nội dung câu hỏi, người được phỏng vấn cần phải cố gắng trả lời sao cho ngắn gọn, hấp dẫn và phải biết giữ thái độ lịch thiệp, cùng hợp tác và tôn trọng người phỏng vấn.

IV. Luyện tập

Câu 1: Cần quan sát hoặc đọc kĩ nội dung cuộc phỏng vấn để đưa ra nhận xét chính xác nhất. Nên thảo luận theo từng nhóm để lấy ý kiến đa số.

Câu 2: HS nêu nhược điểm của mình nhưng nhược điểm đó không gây trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm. Muốn vậy cần tự tìm trong những nhược điểm của mình một nhược điểm dễ được thông cảm nhất. Chẳng hạn có thể nêu lên những nhược điểm phổ biến sau đây:

a. Thường ngủ dậy muộn

b. Ngại làm những công việc nặng nhọc

c. Rất hay tin người

Câu 3: Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề về đọc sách, xem phim, thưởng thức văn nghệ… trong đó chu ý không nên sa vào các chi tiết vụn vặt. Mở đầu bản câu hỏi phải có lời chào và kết thúc phải có lời cảm ơn, các câu hỏi đi từ dễ đến khó.

   Việc trả lời các câu hỏi cũng cần tính chất đầy đủ và dí dỏm, phù hợp với sự cảm thụ của lứa tuổi với vấn đề được hỏi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×