Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc.
b. Thân bài
b1. Giải thích: (1) Bản sắc văn hoá dân tộc: những điểm đặc trưng tạo nên màu sắc văn hoá riêng của một dân tộc, như: nét riêng về phong tục tập quán, về trang phục, lễ hội, về cách ứng xử giữa người với người và những quan niệm về giá trị, về những sản phẩm vật chất và tinh thần như tiếng nói, văn học, nghệ thuật,... của dân tộc đó. Bản sắc văn hoá không sẵn có mà được xây dựng, bồi đắp qua trường kì lịch sử, được giữ gìn, phát triển và truyền trao qua các thế hệ. (2) Giữ gìn là bảo lưu trân trọng những nét tốt đẹp, phát triển là tiếp thu, cải biến để làm cho các giá trị văn hoá đó tiếp tục được khẳng định, “tốt tươi” trong hiện thực đời sống. Câu chuyện giữ gìn và phát triển thời nào cũng đặt ra, nhưng ráo riết hơn bao giờ hết ở bối cảnh hội nhập. (3) Hội nhập là tham gia vào các tổ chức, tạo ra các liên hệ, kết nối giữa các cá nhân, tổ chức, quốc gia, dân tộc. Thời đại hội nhập là thời đại tất cả các quốc gia, dân tộc không còn tồn tại tách biệt riêng lẻ một cách tuyệt đối mà phụ thuộc lẫn nhau, cùng tham gia vào những tổ chức chung, vào guồng
máy sản xuất và tiêu dùng, cùng giải quyết các vấn đề chung và cùng phát triển. Thế hệ trẻ có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập.
b2. Nêu suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh bảo vệ suy nghĩ, quan điểm đã nêu
(1) Giữ gìn và bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập là vấn đề trọng, cấp bách, thực sự có ý nghĩa đối với tất cả các dân tộc, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam: + Quan trọng bởi lẽ, bản sắc văn hoá dân tộc có vai trò sống còn đối với sự tồn vong, phát triển của một dân tộc: • Bản sắc văn hoá giúp bạn bè quốc tế và bản thân chúng ta nhận ra gương mặt của mình giữa đại dương nhân loại. Gương mặt cá nhân, phong cách cá nhân, tâm hồn của cá nhân quan trọng với chúng ta ra sao thì bản sắc văn hoá cũng quan trọng với dân tộc như vậy. Không có bản sắc văn hoá, bạn chỉ là một tồn tại “chân không”, đứt mọi cội nguồn, gốc rễ, chao đảo giữa vòng xoáy của đại dương toàn cầu hoá. Không có dấu ấn riêng, bạn sẽ chẳng là một giá trị độc đáo giữa mọi người. Tương tự như vậy, không có bản sắc văn hoá, một dân tộc biết lấy gì để khắc hoạ nên tâm hồn, cốt cách của chính mình; • Bản sắc văn hoá giúp các quốc gia dân tộc chống lại sự xâm lăng, nô dịch văn hoá, chống lại sự mất chủ quyền về văn hoá. Hãy nhớ lại bốn nghìn năm lịch sử của dân tộc để thêm thấm thía điều này. Đất nước ta từng trải qua đêm trường nô lệ dằng dặc suốt mười thế kỉ Bắc thuộc. Phương Bắc tìm mọi cách nô dịch, đồng hoá, Hán hoá người Việt. Nhưng bất chấp điều đó, bản sắc văn hoá là một mã “gen” dai dẳng, vượt lên tất thảy những mưu mô thấm độc của kẻ thù. Người Việt vẫn là mình trong những phong tục tập quán như tục ăn trầu, nhuộm răng đen, cách ăn mặc, các lễ hội,... đặc biệt là tinh thần yêu nước thượng nhà, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù. Câu chuyện “Buổi học cuối cùng” với lời nói của thầy Ha-men “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù,...” là lời khẳng định sức mạnh của văn hoá; • Bản sắc văn hoá quan trọng vì nó là điểm nhấn, điểm riêng, điểm mạnh thu hút sự quan tâm của các quốc gia khác, là nguồn lực để chúng ta phát triển trong bối cảnh mở cửa hiện nay; + Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề cấp bách bởi lẽ, tuy quan trọng như vậy, nhưng trong những năm gần đây, văn hoá đang có dấu hiệu xuống cấp, bị xói mòn, mai một, bị pha tạp, lai căng, để lại những hậu quả khôn lường cho hiện tại và tương lai vì nhiều nguyên nhân; + Chúng ta có thể quan sát thấy sự xói mòn mai một các giá trị bản sắc văn hoá trong những phong tục, tập quán của con người. Tục mừng tuổi khi Tết đến xuân về là một ví dụ. Mừng tuổi trước đây là một phong tục đẹp, thể hiện lời chúc tốt đẹp, may mắn của người lớn dành cho trẻ em hoặc người già. Nhưng nay, mừng tuổi có nhiều lúc bị biến tướng, thị trường hoá, bị lợi dụng như một phương cách để nhiều người trục lợi. Các lễ hội ở nhiều vùng cũng bị thương mại hoá không còn mang đậm bản sắc dân tộc như nó vốn có,...; + Sự xói mòn văn hoá cũng xảy ra trong cách ứng xử giữa người với người. Nhiều câu chuyện đau lòng về việc cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em mẫu thuẫn, thậm chí gây án mạng chỉ vì tranh chấp tài sản. Có những trường hợp con cái đùn đẩy trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ. Ngoài xã hội, cách ứng xử giữa người với người nhiều khi dựa trên sự chi phối của đồng tiền và lợi ích vật chất,...; + Trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, không hiếm những tác phẩm chạy theo thị hiếu của người đọc, người xem, hi sinh phẩm chất của nghệ thuật. Lấy tiêu chí lợi nhuận làm đầu, một số nhạc sĩ, ca sĩ thị trường đã sáng tác và biểu diễn nhiều bài hát có ngôn từ thiếu trau chuốt, thậm chí là phản cảm; + Ở lĩnh vực ngôn ngữ, sự trong sáng của tiếng Việt bị đe doạ nghiêm trọng. Hiện tượng chêm xen, “sáng tạo” vô tội vạ, bất chấp ý nghĩa đã khiến cho tiếng Việt nhiều lúc trở nên xa lạ, khó hiểu, “què cụt”,... (2) Thế hệ trẻ cần ý thức được trách nhiệm của mình và tích cực hành động trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở thời kì hội nhập: + Giữ gìn bản sắc văn hoá cần bắt đầu từ việc chọn lựa các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc để tiếp tục duy trì, làm cho nó “đâm chồi nảy lộc” trong cuộc sống. Đó là các giá trị như tình yêu quê hương đất nước, tình cảm nhân ái “bầu ơi thương lấy bí cùng”, sự chia sẻ cộng đồng “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Đó là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tri ân tổ tiên, các bậc anh hùng, liệt sĩ xả thân vì dân tộc. Đó là sự hiếu học, cần cù, ý chí phấn đấu vượt khó khăn gian khổ. Đó là các phong tục đẹp như lễ Tết, lễ hội đền Hùng, lễ tịch điền, cầu quốc thái dân an vào những dịp đầu năm...; + Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là không ngừng đấu tranh để loại bỏ những hủ tục, thói quen không còn phù hợp với cuộc sống. Chuyện cướp vợ tảo hôn ở miền núi, thói trọng nam khinh nữ, thói quen “giờ cao su” trong công việc, thói quen nhòm ngó can thiệp quá sâu vào đời tư của người khác, các lễ hội có nguy cơ cổ vũ bạo lực, đối xử thô bạo với tự nhiên như hội chọi trâu, chém lợn,... cần được loại bỏ; + Giữ gìn cần đi liền với phát triển. Để phát triển cần đưa các giá trị văn hoá vào đời sống, trở thành những thực hành văn hoá của cộng đồng chứ không phải chỉ nằm trên sách vở. Ngoài ra, trong thời kì hội nhập, việc phát triển cần gắn với việc biến văn hoá thành nguồn lực thu hút khách du lịch, bạn bè quốc tế. Thế giới đến với Việt Nam vì đó là nơi họ có thể khám phá những vẻ đẹp văn hoá mới mẻ, hấp dẫn, những lễ hội, phong tục đậm bản sắc. Họ đến Việt Nam là để được khám phá giá trị độc đáo của cộng đồng hơn năm mươi dân tộc anh em trên dải đất này. Họ đến Việt Nam để cùng làm ăn buôn bán vì tin vào nguồn lực con người Việt Nam với những nền tảng văn hoá được tạo dựng,...; + Để phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, cần có bộ lọc để lựa chọn những tinh hoa văn hoá thế giới, tạo nên sự tiếp biến văn hoá. Trong lịch sử của dân tộc, chúng ta tiếp thu văn hoá Trung Hoa để tạo nên những áng thơ Đường luật chữ Hán, chữ Nôm. Chúng ta tiếp thu văn hoá Pháp, Anh và quốc tế để tạo nên những lớp từ mượn phong phú, làm cho tiếng Việt thêm đa dạng và giàu đẹp. Ngày nay, trong thời hội nhập, bên cạnh các ngày lễ truyền thống, chúng ta đã tiếp nhận thêm những ngày lễ của thế giới như lễ Tình nhân, Halloween, Noel,... Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập, con người Việt Nam cũng đang từng ngày từng giờ học tập quốc tế để trở thành những người lao động có tay nghề cao, biết thượng tôn pháp luật, tôn trọng kỉ luật lao động, nghiêm chỉnh trong thực hiện giờ giấc,...
b3. Bình luận, liên hệ
(1) Giữ gìn không có nghĩa là đóng cửa, “bế quan toả cảng”. Không ai có thể tồn tại tách khỏi cộng đồng chung. Văn hoá không được rộng mở thì cũng không có cơ hội phát triển. (2) Phát triển văn hoá cần có kinh phí, nhưng kinh phí không phải là tất cả. (3) Là người Việt Nam, trải nghiệm những phong tục tập quán, giá trị của người Việt Nam, bạn tin tưởng mình sẽ mang đến cho bạn bè năm châu những điều gì?
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và khích lệ thế hệ trẻ cùng hành động để trở thành những chủ nhân văn hoa đích thực của đất nước.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |