Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đóng vai Long Quân kể lại truyện "Sự tích hồ Gươm"

đóng vai Long Quân kể lại truyện sự tích hồ gươm
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
35
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Chào các bạn, ta là Long Quân, hay còn được biết đến với danh hiệu Thủy Tổ. Hôm nay ta xin kể cho các bạn nghe về sự tích hồ Gươm, một câu chuyện gắn liền với lịch sử và tâm linh của dân tộc Việt Nam.

Vào thế kỷ XV, khi bọn giặc Minh xâm lược nước ta, dân tộc ta phải trải qua những tháng ngày đau thương, mất mát. Lúc bấy giờ, có một vị anh hùng tên là Lê Lợi, xuất thân từ một gia đình quý tộc. Dưới sự lãnh đạo của mình, Lê Lợi đã tập hợp nghĩa quân, nhiều người dân anh dũng đứng lên chống lại quân thù.

Trong một lần đi thuyền trên hồ Tây, Lê Lợi gặp được một thanh kiếm thần kỳ, với sức mạnh vô biên. Kiếm thần giúp Lê Lợi đánh bại quân Minh, khôi phục lại quyền tự chủ cho đất nước. Sau khi giành chiến thắng, Lê Lợi trở về với niềm vui chiến thắng, nhưng ông biết rằng mình chỉ là người góp mặt trong cuộc chiến này, cần phải có sự trợ giúp từ các vị thần linh.

Một ngày nọ, khi đang nghĩ về sức mạnh của thanh kiếm, ông bỗng thấy một con rùa lớn từ dưới nước nổi lên. Rùa có bộ vỏ cứng, ánh lên màu xanh lấp lánh, và trông như một sinh vật kỳ bí. Rùa đã nói với Lê Lợi: "Thưa ngài, thanh kiếm mà ngài đang sử dụng không phải của ngài, mà là của ta. Khi đã đánh đuổi quân xâm lược kia, hãy trả lại cho ta."

Lê Lợi hiểu rằng đó là một yêu cầu hoàn toàn hợp lý. Sau khi thống nhất đất nước, ông đã đem thanh kiếm ra hồ Gươm và thả xuống nước, để Rùa lấy lại. Từ đó, hồ này được mang tên là hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm), gợi nhớ đến sự hy sinh, lòng dũng cảm của các thế hệ cha ông trong việc bảo vệ đất nước.

Vậy là, hồ Gươm không chỉ là nơi lưu giữ những ký ức lịch sử, mà còn là biểu tượng của tinh thần yêu nước và đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Hy vọng câu chuyện này sẽ được truyền lại qua các thế hệ, để mọi người hiểu rõ hơn về giá trị của tự do và độc lập.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
1
0
Little Wolf
26/09 20:13:25
+5đ tặng

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ. Chúng ngang nhiên làm nhiều điều bạo ngược và xem dân ta như cỏ rác. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. sau khi quang lưới xuống bến thì kéo lên được một thanh sắt. Lê Thận quang thanh sắt ấy đi rồi đến chổ khác để thả lưới. Lần tứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắc vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sự nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tùng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở về với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngả chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào thắt lưng và liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm này để báo đền tổ quốc.

Từ đó, Nghĩa quân Lam Sơm mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiểu ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quý báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Huyentran
26/09 20:15:05
+4đ tặng

Thần Long Nữ mẹ ta có một thanh gươm thần rất quý, tuổi đã tới hàng nghìn năm. Trước đây, vào thời lập nước, mẹ ta đã luyện ngọc dưới Long Hải thành thanh gươm báu như ngày nay. Bởi vậy nên thân gươm lúc nào cùng xanh biếc, toả sáng lấp lánh. Bên ngoài bọc một chiếc chuôi nạm ngọc.

Khi ta lớn, người tặng cho ta để phòng thân. Cùng với ta, thanh gươm đã tiêu diệt biết bao nhiều yêu quái: Ngư Tinh, Hồ Tinh và cả Mộc Tinh. Gươm báu cũng là người chứng kiến cuộc gặp gỡ và chia tay của Lạc Long Quân ta và nàng Âu Cơ. Thanh gươm giờ trở thành vật tín ước giữa ta và Âu Cơ. Lưỡi gươm theo ta xuống biển, chiếc chuôi nạm ngọc theo nàng Âu Cơ lên non. Chúng ta hẹn nhau, khi nào có khó khăn thì để lưỡi hoặc chuôi gươm phát sáng. Có như vậy mới biết mà giúp nhau.

Trải qua mấy mươi thể kỉ, lời ước hẹn đó vẫn không phai mờ. Đầu thế kỉ XV, giặc Minh đặt ách đô hộ nước Nam. Chúng coi người dân như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, cả người và thần đều vô cùng căm hận. Đau đớn và xót thương con dân, ta sai gươm thần đi tìm người tài giúp nước. Nhìn khắp nhân gian, có anh chàng Lê Thận, tính tình thật thà, lại có duyên cơ, có thể giúp gươm gặp được minh chủ xứng đáng. Đoán biết vậy, ta đã sai gươm thần tìm cách chui vào lưới đánh cá của chàng. Phải đến ba lần mới thành công. Khi đã được Lê Thận tiến cử với Lê Lợi, gươm vẫn chưa thể phát huy hết tác dụng của mình. Bởi còn thiếu chiếc chuôi nạm ngọc. Ta bèn ra lệnh cho gươm thần phát sáng trong gian nhà tối của Lê Thận. Đoán biết được ý ta, Âu Cơ ở chốn non cao đã khéo léo cho người gửi tới tay Lê Lợi chiếc chuôi nạm ngọc trong một lần tình cờ Lê Lợi lạc trong rừng sâu.

Khi lắp chuôi vào gươm, gươm thần phát sáng rực rỡ, sáng bừng hai chữ Thuận Thiên. Gươm thần làm cho nghĩa quân thêm khí thế chiến đấu. Theo thời gian, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Đánh đến đâu thắng đến đấy, quân Minh kinh sợ vô cùng. Chúng phải trốn chạy về nước. Non sông giờ đã sạch bóng quân giặc, nhà nhà yên ấm hưởng thái bình. Ngồi dưới Long cung quan sát mọi chuyện, ta vỏ cùng hài lòng khi gươm thần đã hoàn thành nhiệm vụ giúp người anh hùng Lê Lợi thu phục lòng tin, tinh thần đoàn kết của toàn dân đánh tan giặc Minh xâm lược.

Nhiệm vụ của gươm thần đã kết thúc, ta liền phái tả thần Kim Quy đến triệu gươm về Long cung. Thấy thần Kim Quy hiện lên ở hồ Tả Vọng, Lê Lợi biết nhiệm vụ của gươm đã hết nên trao trả lại gươm thân. Gặp lại gươm thần, ta lớn tiếng ngợi ca tài trí và công lao của gươm:

- Hỡi gươm thần, khanh quả không phụ lòng mong mỏi của trẫm. Nay trẫm phong khanh làm Vương, đứng đầu trong muôn loài gươm báu. Ta cho phép nhân dân đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm để mãi mãi nhớ tới công lao dẹp giặc cứu nước của khanh. Còn bây giờ, ngươi ở lại bên cạnh ta dưới Thuỷ cung, còn chuôi ngọc ta sẽ sai người lên núi gửi lại nàng Âu Cơ, để mãi mãi lưu giữ lời ước hẹn giữa ta và nàng từ ngày dựng nước. Ngươi có đồng ý không?

Gươm thần vui vẻ tuân mệnh. Bởi gươm biết sứ mệnh mà mình phải gánh vác, sứ mệnh đánh giặc, đem đến hạnh phúc cho muôn dân và đặc biệt là sợi dây gán bó ngàn đời giữa những con dân của đất Việt ở khắp mọi miền đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×