Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích tiểu đội xe không kính khổ 4,5

phân tích tiểu đội xe không kính khổ 4,5
2 trả lời
Hỏi chi tiết
6
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
"Xe không kính" là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Phạm Tiến Duật, viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ này không chỉ miêu tả hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn mà còn mang ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần quả cảm, sự hy sinh và tình yêu đất nước.

### Phân tích tiểu đội xe không kính

1. **Hình ảnh và không gian**:
- Hình ảnh "tiểu đội xe không kính" thể hiện sự khắc nghiệt của chiến tranh. Những chiếc xe không có kính không chỉ là một chi tiết tả thực mà còn là biểu tượng cho sự thiếu thốn, gian khổ mà người lính phải trải qua.
- Không gian ở đây là con đường Trường Sơn – con đường huyền thoại, nơi ghi dấu những bước chân của những người lính. Không gian mở rộng, tự do nhưng cũng đầy hiểm nguy, thể hiện tính chất của cuộc chiến.

2. **Tâm trạng và tình cảm của người lính**:
- Dù không có kính, những người lính vẫn lái xe đầy dũng cảm và quyết tâm. Điều này thể hiện tâm hồn sáng ngời, ý chí kiên cường của người chiến sĩ cách mạng.
- Sự thiếu thốn vật chất nhưng bù đắp bằng sức mạnh tinh thần. Họ vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.

3. **Sự tương tác giữa con người và thiên nhiên**:
- Hình ảnh "ánh sáng" và "gió" qua không gian mở không có kính đã tạo nên một sự kết nối giữa người lính và thiên nhiên. Điều này thể hiện ý chí tự do, không chỉ là tự do về thể xác mà còn về tinh thần.
- Những yếu tố tự nhiên như mưa, gió cũng có thể là những trở ngại mà người lính phải đối mặt, từ đó thể hiện được sự chịu đựng và khắc phục khó khăn của họ.

4. **Ý nghĩa và biểu tượng**:
- "Xe không kính" không chỉ đơn thuần là một phương tiện giao thông mà còn là một biểu trưng cho một lớp người trẻ tuổi trong cuộc chiến. Họ là biểu tượng của sức trẻ, của tương lai và khát vọng hòa bình.
- Bài thơ còn khẳng định tinh thần đoàn kết, sẻ chia giữa những người lính, họ đã cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

### Kết luận

"Tiểu đội xe không kính" không chỉ là một bài thơ về chiến tranh mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang đậm giá trị nhân văn, thể hiện tinh thần yêu nước, lòng kiên cường và sự đoàn kết của những người lính Việt Nam. Bằng hình ảnh sống động và cảm xúc mãnh liệt, Phạm Tiến Duật đã gửi gắm thông điệp về sức mạnh của con người trước khó khăn, thử thách.
1
0
Ýe
hôm qua
+5đ tặng

Chấm điểm cho tớ ạ

Phân tích khổ 4 và 5 bài thơ "Tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật:

Khổ 4 và 5 của bài thơ miêu tả sinh hoạt và tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Họ luôn đối mặt với hiểm nguy, khắc nghiệt nhưng không hề nao núng, vẫn giữ vững ý chí kiên cường, lạc quan.

Khổ 4: "Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha."

Khổ thơ này thể hiện sự thản nhiên của các chiến sĩ trước những gian khổ. Dù phải đối mặt với bụi đường, khiến tóc họ "trắng như người già," họ vẫn tỏ ra bình thản, châm thuốc và cười đùa vui vẻ. Điều này cho thấy tinh thần lạc quan và ý chí vượt khó, coi gian khổ chỉ như một thử thách nhỏ trong cuộc chiến cam go.

Khổ 5: "Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi."

Ở khổ 5, hình ảnh mưa gió và ướt áo không làm các chiến sĩ nản lòng. Dù áo ướt, họ vẫn tiếp tục hành trình lái xe vượt qua hàng trăm cây số. Điều này phản ánh sự quyết tâm và lòng dũng cảm của các chiến sĩ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phuong
hôm qua
+4đ tặng

Đoàn giải phóng quân một lần ra đi.

Nào có sá chi đâu ngày trở về.

Ra đi ra đi bảo tồn sông núi.

Ra đi ra đi thà chết chớ lui.

Khúc hát quen thuộc từ xa chợt vọng lại gợi trong lòng chúngta biết bao suy tưởng. Chúng ta như được sống lại một thời hào hùng của dân tộc theo tiếng hát sôi nổi trẻ trung và cũng bình dị như cuộc đời người lính. Không biết đã có bao nhiêu bài thơ nói về họ – những chàng Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Tiêu biểu cho thời kì chống Mĩ cứu nước là Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Trong bài thơ ấy, ấn tượng với người đọc nhất có lẽ là những khổ thơ nói về tinh thần lạc quan và tình đồng đội keo sơn gắn bó của những người lính xế.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của PTD được sáng tác năm 1969 trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc, và điểm nóng lúc đó là tuyến đường Trường Sơn – con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng vào trang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã thực sự trở thành hồi kèn xung trận, trở thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe: ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ , tình đồng chí đồng đội gắn bó, tình yêu đất nước thiết tha…

Bằng các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh và các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, hai khổ thơ đầu của bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn sự khốc liệt của chiến tranh thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế ung dung, hiên ngang, bản lĩnh vững vàng của người lihns lái xe trên tuyến đường TS lịch sử. Và vẻ đẹp của họ tiếp tục đượng PTD ca ngợi ở 4 khổ thơ tiếp

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Bằng biện pháp tu từ điệp ngữ với cấu trúc “không có kính ừ thì… Chưa cần …” được lặp lại ở hai khổ thơ, nhà thơ đã đem đến cho đoạn thơ giọng điệu ngang tàn, giàu thách thức. Những câu thơ tả thực, những cái “ừ” bất chấp nhưng không hề lộ ra là cẩu thả, luộm thuộm. Hẳn đó là nhờ chất lính, dẫu mưa có tuôn,có xối, dẫu bụi có phun bạc trắng mái đầu thì người lính vẫn “chưa cần thay”,”chưa cần rửa” để lái trăm cây số nữa. Thật là biết đùa cùng gian khó! Giọng thơ đã thể hiện trọn vẹn thái độ bất chấp khó khăn, coi thường hiểm nguy của người lính lái xe. Với họ,những gian khổ khi lái xe không kính ra trận chẳng hề hấn gì. Hai khổ thơ đầy ắp chi tiết hiện thực qua cách dùng từ “xối”,”tuôn”,”phun”. Đó là những gian khổ rất thực như một kiểu hút thuốc phì phèo, một tiếng cười ha ha sảng khoái, một mái đầu bụi phun tóc trắng. Tất cả thể hiện sự bất chấp cuộc sống đầy gian khó bằng niềm vui sôi nổi, trẻ trung và bằng tinh thần lạc quan của người lính lái xe những năm tháng  chống Mỹ cứu nước.

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”

Tình cảm của những người lính trẻ được nhà thơ diễn tả rất đúng, rất phù hợp với phong cách của họ. Sau những chặng đường đầy gian khổ,đầy mất mát hy sinh, họ đã cùng nhau họp thành tiểu đội xe không kính. Cái bắt tay của họ rất độc đáo – “Bắt tay qua cửa kínhvỡ rồi” – một cái bắt tay mang đầy ý nghĩa. Nó là biểu tượng của niềm tin thắng trận, là lời chúc, lời chào,niềm vui và niềm tự hào. Ở đây, nhà thơ đưa ra một khái niệm hết sức mới mẻ về gia đình: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Đó là gia đình của những con người cùng chung chí hướng, cùng chung nhiệm vụ. Rõ ràng, những người lính thương yêu nhau như tình ruột thịt. Từ nơi chiến trường ác liệt, họ đã làm thành một gia đình,tạm nghỉ bên nhau, và quây quần trong bữa cơm hội ngộ, để rồi:

“Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi lại đi trời xanh thêm”.

Câu thơ ngắt nhịp 2/2/3, như nhịp hành quân, như niềm lạc quan tin tưởng của người lính lái xe trên đường ra trận. Từ “chông chênh” gợi lên tư thế của người lính, họ vừa đi vừa có người ngủ trên xe, vừa có người chạy xe để xe được chạy liên tục. Từ “chông chênh”giàu sức gợi như tạo hình cho giấc ngủ của người lính. Điệp từ “lại đi” và hình ảnh “trời xanh thêm” khẳng định những người lính như không ngừng tiến tới, không ngừng ra đi vì bầu trời xanh bình yên phía trước, vì viễn cảnh rộng lớn hơn.

Chính tình đồng chí, đồng đội đã biến thành động lực giúp các anh vượt qua khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu.Sức mạnh của người lính thời đại Hồ Chí Minh là vẻ đẹp kết hợp truyền thống và hiện đại. Họ là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là hình tượng đẹp nhất của thế kỷ “Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi” (Tố Hữu).

Như vậy, bằng các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh và các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, đoạn thơ trên đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn Vẻ đẹp tâm hồn của những người lính lái xe. Đó chính là tinh thần lạc quan, là thái độ bất chấp khó khăn gian gian khổ và tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó. Lời thơ cho ta nhận ra ở nhà thơ PTD là niềm cảm phục, sự trân trọng , yêu mến dành cho những người lính bộ đội cụ Hồ. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo